Cách làm nước ép lựu bằng máy ép chậm

Cùng học cách làm nước ép lựu bằng máy ép chậm cực đơn giản ngay tại nhà với Hawonkoo. Nước ép lựu là thức uống thơm ngon, thanh mát có khả năng chăm sóc da và hỗ trợ giảm cân rất tốt cho sức khỏe. Hãy bắt tay vào làm món nước ép lựu bổ dưỡng này cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

Máy ép chậm có ép được lựu không?

Có, máy ép chậm hoàn toàn có thể ép được lựu và nhiều loại trái cây, rau củ có hạt không quá cứng như táo, cà rốt,... vì một số lý do sau đây:

  • Trục nghiền dạng xoắn ốc: Nghiền nát lựu với tốc độ rất chậm một cách nhẹ nhàng, cho lượng nước ép nhiều hơn và giữ được hương vị và dưỡng chất của quả lựu.
  • Lực ép mạnh: Động cơ và công suất mạnh mẽ giúp dễ dàng nghiền nát và vắt ép được cả hạt lựu.
  • Lưới lọc mịn: Giúp giữ lại hạt lựu và bã lựu, chỉ cho nước ép chảy qua.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng:

  • Hạt lựu khá cứng, vì vậy bạn nên tách hạt lựu khỏi vỏ trước khi ép. Việc này giúp bảo vệ máy ép chậm và cho ra nước ép mịn hơn.
  • Lựu có nhiều xơ, vì vậy lượng nước ép thu được có thể ít hơn so với các loại trái cây khác.

Một số sản phẩm hiện đại như máy ép chậm Hawonkoo SJH-045 còn được ứng dụng công nghệ ép chậm bằng lực cưỡng bức J.M.C.S cho khả năng ép kiệt bã lên đến 90%, đồng thời hạn chế quá trình oxy hóa và làm chậm quá trình tách nước mà vẫn giữ nguyên màu sắc tự nhiên và lượng dinh dưỡng vốn có của nguyên liệu.

Cách làm nước ép lựu bằng máy ép

Không chỉ có hương vị chua ngọt dễ uống, nước ép lựu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Gàu kali, vitamin C và vitamin E giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, chống lại bệnh tật.
  • Ít calo, giàu chất xơ nên giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân.

Vậy nên hãy cùng Hawonkoo học cách ép lựu bằng máy ép chậm để tăng cường sức khỏe cho cả gia đình nhé.

1. Nguyên liệu

  • Lựu: 2 quả
  • Đường: 1 muỗng cafe

2. Cách làm

Bước 1: Tách hạt lựu

  • Lựu đem rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu lựu theo hình vuông.
  • Dùng dao khứa theo các đường vân của quả lựu rồi tách phần vỏ ra.
  • Nhặt hết hạt lựu bên trong cho ra tô.

Bước 2: Ép lựu bằng máy ép chậm

  • Cho phần hạt lựu vào máy ép chậm rồi bật máy ép để ép lấy phần nước cốt nguyên chất.
  • Khi máy đã ép xong, rót nước ép ra ly, thêm đường vào khuấy đều cho hòa tan hoàn toàn rồi thưởng thức.
  • Có thể thêm vài viên đá vào tùy thích.

Chỉ với vài bước cực đơn giản là bạn đã có ngay những ly ép lựu thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình cùng thưởng thức rồi. Nước ép lựu có màu đỏ hồng đẹp mắt, vị chua ngọt tự nhiên rất dễ uống. Bạn có thể tùy chỉnh mix lựu với nhiều loại nguyên liệu khác như cà rốt, táo,... để tạo ra hương vị thơm ngon mới lạ nha.

3. Lưu ý

  • Tách lựu thành từng hạt giúp máy ép dễ dàng nghiền nát lựu hơn.
  • Ép lựu cùng với các loại trái cây mềm khác giúp tăng lượng nước ép thu được và làm cho nước ép có vị ngon hơn. 
  • Uống nước ép lựu ngay sau khi ép vì nước ép có thể bị oxy hóa và mất đi hương vị và dưỡng chất nếu để lâu.

Các loại hoa quả mix với lựu ngon miệng

Quả ngọt

  • Táo: vị ngọt thanh và nhiều vitamin C, giúp tăng hương vị và dưỡng chất cho nước ép lựu.
  • Dâu tây: vị ngọt thơm và giàu vitamin C, giúp tăng hương vị và chống oxy hóa cho nước ép lựu.
  • Cam: vị ngọt chua và giàu vitamin C
  • Dứa: vị ngọt thơm và giàu vitamin C, bromelain, giúp tăng hương vị và hỗ trợ tiêu hóa cho nước ép lựu.

Quả vị chua

  • Chanh: vị chua thanh và giàu vitamin C, giúp cân bằng vị ngọt của lựu và tăng hương vị cho nước ép.
  • Bưởi: vị chua ngọt và giàu vitamin C
  • Kiwi: vị chua ngọt và giàu vitamin C, E, kali

Rau củ khác:

  • Củ dền: vị ngọt nhẹ và giàu vitamin A, C,
  • Cà rốt: vị ngọt dịu và giàu beta-carotene, tốt cho mắt và hệ miễn dịch
  • Cần tây: có vị thanh mát và giàu vitamin C, kali

Lưu ý khi ép lựu bằng máy ép chậm

Để đảm bảo máy ép chậm hoạt động hiệu quả cho ra thành phẩm nước ép lựu chất lượng thì cần lưu ý những điều sau:

  • Cho lượng lựu vừa đủ vào máy ép, không nhồi nhét quá nhiều để tránh làm kẹt máy.
  • Khi mix lựu với các loại hoa quả khác, lưu ý loại bỏ các hạt cứng như hồng, mận, chanh, đào trước khi ép.
  • Không ép lựu cùng các loại trái cây ngâm rượu/đường như dâu tằm, nho, quả mọng để tránh bị kẹt phễu.
  • Không đẩy bất cứ vật gì ngoài thanh nhồi thực phẩm vào cửa máy ép khi máy đang hoạt động.
  • Không để máy làm việc quá tải, hoạt động liên tục trong 20 phút.
  • Vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng để tránh tắc bã rau củ quả làm hỏng máy và ảnh hưởng đến hương vị của nước ép.
  • Uống nước ép lựu ngay sau khi ép để giữ được hương vị và dưỡng chất tốt nhất.

Lưu ý khi chọn rau củ quả:

  • Nên chọn trái cây tươi ngon để đảm bảo hương vị và dưỡng chất.
  • Có thể điều chỉnh lượng trái cây tùy theo sở thích về vị ngọt chua.
  • Nên tách hạt lựu trước khi ép để tránh làm kẹt máy.
  • Các nguyên liệu nên được xử lý sạch sẽ và thái cắt nhỏ trước khi đưa vào máy

Hy vọng qua bài viết này, Hawonkoo đã giúp bạn biết cách ép lựu bằng máy ép chậm, từ đó bạn có thể tự tay làm ra những ly nước ép lựu thơm ngon cho gia đình cùng thưởng thức. Và đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều công thức nấu ăn ngon nha.

Đọc thêm các công thức hữu ích khác:

Một số lỗi khi dùng máy ép chậm:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn vệ sinh máy tiệt trùng UV đúng cách


Vệ sinh máy tiệt trùng UV định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả gia đình và độ bền của sản phẩm.

Xem thêm

Hướng dẫn cách vệ sinh nồi lẩu điện


Cách vệ sinh nồi lẩu điện thế nào để đạt hiệu quả làm sạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng nồi, bạn đã biết chưa?

Xem thêm

Ấ́m siêu tốc bị hỏng - Không vào điện, không sôi, tự ngắt


Ấm siêu tốc bị hỏng không vào điện, vào điện nhưng không sôi, sôi nhưng không tự ngắt điện hay chưa sôi đã ngắt điện là tình trạng rất nhiều người gặp phải.

Xem thêm