Máy ép chậm bị lẫn bã, còn lợn cợn phải làm sao?

Máy ép chậm bị lẫn bã, vẫn còn lợn cợn là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng thực hiện sai cách hoặc máy ép bị lỗi. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, biện pháp khắc phục và lưu ý khi sử dụng máy ép chậm nhé.

Máy ép chậm bị lẫn bã - Nguyên nhân & Cách xử lý

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy ép chậm bị lẫn bã, bao gồm:

1. Không cắt nhỏ nguyên liệu

Khác với máy ép thông thường sử dụng dao cắt và lực ly tâm để ép lấy nước, máy ép chậm chỉ sử dụng trục nghiền để ép nước từ rau củ quả. Vì vậy, nếu nguyên liệu không được cắt nhỏ trước khi cho vào máy ép sẽ dễ gây tắc nghẽn máy và khiến bã bị lẫn vào nước ép.

Do đó, để tránh tình trạng nước ép bị lẫn bã, cần lưu ý:

  • Cắt nhỏ nguyên liệu thành miếng có kích thước vừa đủ.
  • Với các loại nguyên liệu có nhiều xơ thì cắt thành từng khúc để tránh xơ quấn vào trục ép và gây tắc nghẽn
  • Loại bỏ hạt cứng, vỏ hoặc lá của các loại nguyên liệu trước khi ép.

2. Ép quá nhiều nguyên liệu cùng lúc

Máy ép chậm sử dụng trục đứng từ từ cuốn rau củ vào nghiền nát để ép lấy nước. Nếu cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng một lúc sẽ khiến máy bị quá tải, dẫn đến tắc nghẽn và cho ra nước ép dễ bị lẫn bã, thậm chí là gây kẹt máy.

Vậy nên, để đảm bảo máy ép chậm hoạt động hiệu quả và nước ép không bị lẫn bã:

  • Cho lượng nguyên liệu vừa đủ mỗi lần ép, không cần đẩy hay ấn mạnh, đặc biệt là với những nguyên liệu cứng như dưa leo, cà rốt,...
  • Cho các nguyên liệu mềm hoặc loại có hạt vào ép trước rồi cho các loại rau củ cứng, nhiều xơ vào sau sẽ giúp đẩy bã rau củ ra ngoài tốt hơn và tránh gây tắc nghẽn máy.
  • Ví dụ cho xoài, kiwi, lựu, cherry, nho,... vào ép trước rồi cho cà rốt, cần tây,... vào sau.

3. Lưới lọc bị tắc hoặc hỏng

Bộ lọc có chức năng lọc bã và giữ lại nước ép, là bộ phận quyết định đến chất lượng của nước ép. Nếu bộ lọc bị tắc nghẽn sẽ khiến bã lẫn vào nước ép làm giảm hương vị và lợn cợn rất khó uống.

Trong trường hợp lưới lọc bị hỏng thì cần thay lưới lọc mới, còn nếu chỉ bị tắc thì hãy thực hiện các bước sau:

  • Rút dây nguồn, tháo lưới lọc ra rửa sạch và lau khô.
  • Lắp lưới lọc vào máy và bắt đầu sử dụng. 
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc, lưỡi dao và khay chứa bã sau mỗi lần sử dụng.

4. Máy ép chậm bị hỏng

Khi máy ép chậm bị hỏng, các bộ phận bên trong máy hoạt động không trơn tru và dẫn đến tình trạng bị lẫn bã. Lúc này, bạn hãy mang máy đến tiệm để thợ kiểm tra và sửa chữa máy. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra máy ép chậm định kỳ để kịp thời phát hiện dấu hiệu hỏng hóc và có phương án khắc phục hợp lý.

Trường hợp máy bị hỏng quá nặng thì tốt nhất là mua máy mới vì chi phí sửa chữa cũng tốn nhiều hơn tiền mua mới. Bạn có thể tham khảo máy ép chậm Hawonkoo SJH-045 có thiết kế hiện đại với rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Ứng dụng công nghệ ép chậm J.M.C.S ép kiệt bã lên đến 90%.
  • Làm từ vật liệu an toàn tuyệt đối cho sức khỏe như Tritan BPA-Free, ULTEM được dùng trong y tế.
  • 2 màng lọc ưu việt: 1 màng lọc thô giữ lại chất xơ để nấu cháo, bột ăn dặm cho trẻ em. 1 màng lọc mịn cho ra dòng nước ép tinh khiết.
  • chức năng khuấy trộn chống kẹt; tự làm mát động cơ, tự ngắt khi quá nhiệt, quá tải; vô hiệu hóa hoạt động khi các bộ phận không được lắp ráp đúng cách,...

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm

Cách sử dụng máy ép chậm khá đơn giản, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số điều sau đây để máy hoạt động đúng cách, bền đẹp, an toàn, tránh bị hư hỏng và mang lại hiệu quả nhất.

  • Loại bỏ hạt hạt cứng như hồng, mận, chanh, đào trước khi ép.
  • Không cho các nguyên liệu như tôm, lươn, chạch vào máy ép để tránh làm máy bị lỗi.
  • Không ép các loại trái cây ngâm rượu/đường như dâu tằm, nho, quả mọng vì dễ gây kẹt phễu.
  • Cắt các nguyên liệu nhiều xơ như cần tây thành khúc 3 – 4 cm trước khi cho vào máy ép.
  • Không ép các loại ngũ cốc để tránh gây kẹt máy hoặc lỗi máy.
  • Không ép quá nhiều nguyên liệu cùng lúc.
  • Không đẩy bất cứ vật gì ngoài thanh nhồi thực phẩm vào cửa máy ép khi máy đang hoạt động.
  • Không để máy làm việc quá tải, hoạt động liên tục trong 20 phút tránh làm motor nóng và gây ra lỗi.
  • Vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng để tránh tắc bã rau củ quả làm hỏng máy và ảnh hưởng đến hương vị của nước ép.

Như vậy, Hawonkoo đã lý giải tại sao máy ép chậm bị lẫn bã và đưa ra cách khắc phục cũng như một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn vệ sinh máy tiệt trùng UV đúng cách


Vệ sinh máy tiệt trùng UV định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả gia đình và độ bền của sản phẩm.

Xem thêm

Hướng dẫn cách vệ sinh nồi lẩu điện


Cách vệ sinh nồi lẩu điện thế nào để đạt hiệu quả làm sạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng nồi, bạn đã biết chưa?

Xem thêm

Ấ́m siêu tốc bị hỏng - Không vào điện, không sôi, tự ngắt


Ấm siêu tốc bị hỏng không vào điện, vào điện nhưng không sôi, sôi nhưng không tự ngắt điện hay chưa sôi đã ngắt điện là tình trạng rất nhiều người gặp phải.

Xem thêm