Máy ép chậm bị kẹt không tháo ra được phải làm sao?

Máy ép chậm bị kẹt không tháo ra được là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng sử dụng sai cách trong quá trình lắp đặt và chạy máy. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này nhé.

Máy ép chậm không tháo ra được bị kẹt do đâu? Cách xử lý

1. Máy bị kẹt nắp

Máy ép chậm không tháo ra được có thể là do người dùng nhồi nhét quá nhiều nguyên liệu vào máy, đặc biệt là các loại có nhiều xơ hoặc lượng bã khá lớn bị kẹt lại ở nắp máy. Điều này sẽ khiến nắp máy bị kẹt cứng mà không thể hoặc khó mở nắp máy ra.

Cách xử lý:

Khi nắp máy bị kẹt cứng, hãy nhấn nút chọn chức năng chống kẹt đã được tích hợp trên hầu hết các loại máy ép chậm để motor máy đảo chiều với tốc độ chậm hơn, đồng thời đẩy các xơ, bã, hạt ra ngoài. Sau đó, chỉ cần dùng lực kéo mạnh và khéo léo là có thể mở nắp máy ra dễ dàng.

Bên cạnh đó cần kiểm tra xem có để quên bên trong máy các vật như thìa hay dao nhỏ gì không để đảm bảo an toàn cho bản thân và hạn chế làm hỏng máy.

2. Máy bị kẹt lưỡi dao

Tình trạng này xảy ra là cũng do người dùng cho quá nhiều nguyên liệu vào máy cùng một lúc hoặc ép các nguyên liệu cứng, có kích thước quá lớn, hoặc có nhiều xơ, bã. Các nguyên liệu này khiến việc ép nước trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được, dẫn đến lưỡi dao bị kẹt chặt.

Cách xử lý:

Ưu tiên chọn nguyên liệu nhiều mọng nước, không quá cứng, rau củ quả không quá già, không có nhiều xơ. Đừng quên cắt nhỏ các loại rau củ quả để ép dễ hơn và không bị vướng mắc. Ngoài ra, cần chú ý ép lượng nguyên liệu phù hợp với dung tích của máy, không ép quá nhiều nguyên liệu một lúc để tránh làm kẹt cứng và hư hỏng máy.

3. Máy bị tắc lưới lọc

Tình trạng này thường xảy ra ở các loại máy ép chậm không có gạt lưới lọc. Các cặn bã của nguyên liệu sau khi ép bị dồn lại, bám chặt vào các lỗ lưới, khiến nước ép không thể chảy xuống được.

Cách xử lý:

Khi đang sử dụng máy ép chậm mà thấy nước ép chảy ra yếu, hãy lập tức rút phích cắm ra khỏi ổ điện rồi tháo lưới lọc và vẩy sạch nước hoặc dùng khăn lau khô. Sau đó, lắp lại lưới lọc và sử dụng máy như bình thường. Lưu ý vệ sinh lưới lọc, khay chứa bã và lưỡi dao sau mỗi lần sử dụngđdể đảm bảo máy hoạt động tốt.

Nếu đã thử nhiều cách nhưng vẫn không thể tháo máy ra được thì hãy mang sản phẩm đến đơn vị sửa chữa uy tín để đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

Cách tháo máy ép chậm chuẩn

Để tháo máy ép chậm đúng cách, đảm bảo an toàn cho cả người và thiết bị, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Cách tháo máy ép chậm

  1. Đảm bảo động cơ đã dừng hoàn toàn, sau đó rút dây nguồn khỏi ổ điện. Khi rút dây nguồn, hãy cầm vào phần phích cắm, không cầm vào phần dây và đảm bảo tay đã được lau khô, không dính nước.
  2. Dùng 2 tay giữ vòi nước ép trái cây và cốc ép khi nhấc khỏi thân đế.
  3. Mở khóa phễu bằng các xoay ngược chiều kim đồng hồ rồi lấy trục xoắn ép và lưới lọc ra.
  4. Rửa sạch từng bộ phận bằng bàn chải. Chải kỹ bên trong và bên ngoài của từng bộ phận dưới vòi nước chảy.
  5. Lau phần đế bằng khăn mềm ẩm rồi lau khô máy.
  6. Sau khi đã làm sạch máy, hãy để các bộ phận khô hoàn và cất ở nơi sạch sẽ có nắp đậy.

Lưu ý:

  • Không được dùng bàn chải hoặc dụng cụ chà rửa bằng kim loại, chất tẩy rửa ăn mòn hoặc dụng cụ sắc nhọn. Và không được rửa các bộ phận của máy ép trong máy rửa bát hoặc máy sấy bát.
  • Luôn vệ sinh cốc ép ngay sau khi sử dụng vì nếu không làm sạch ngay, bã thực phẩm sẽ bị khô lại và bám chặt lên các bộ phận của máy, gây khó khăn cho việc tháo dỡ và vệ sinh sau này.

Những vấn đề cần lưu ý khi dùng máy ép chậm

Cách sử dụng máy ép chậm khá đơn giản, tuy nhiên, để máy hoạt động đúng cách, bền đẹp, an toàn, tránh bị hư hỏng thì cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Đặt máy ở nơi bằng phẳng, lắp các bộ phận chắc chắn để tránh làm rung lắc hoặc xảy ra trục trặc khiến máy bị kẹt.
  • Chỉ ép những nguyên liệu phù hợp, xử lý nguyên liệu rồi mới cho vào máy ép.
  • Không cho quá nhiều thực phẩm vào máy để tránh bị trào và kẹt thức ăn làm hỏng motor.
  • Không cho lươn, chạch, tôm và các loại hoa quả ngâm đường/rượu vào máy ép để tránh gây kẹt phễu và làm máy bị lỗi.
  • Cắt các nguyên liệu nhiều xơ như cần tây thành khúc 3 – 4 cm trước khi ép.
  • Có thể nghiền tỏi, ớt chuông (với nước) bằng máy ép chậm nhưng không được nghiền các loại ngũ cốc.
  • Không để máy hoạt động liên tục trong 20 phút vì sẽ khiến motor nóng quá mức và gây ra lỗi.
  • Lần lượt ép từng loại quả và quan sát lấy bã ra ngoài khi gần đầy để hạn chế tình trạng máy bị kẹt cứng.
  • Chỉ được dùng thanh nhồi thực phẩm, không cho đũa, thìa vào cửa máy ép khi máy đang hoạt động.
  • Tháo rời các bộ phận của máy và vệ sinh sạch sẽ các bộ phận lưới lọc, lưỡi dao, khay chứa bã sau khi sử dụng.

Như vậy, Hawonkoo đã lý giải tại sao máy ép chậm bị kẹt không tháo ra được và đưa ra cách khắc phục cũng như một số lưu ý để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Hãy theo dõi Hawonkoo để cập nhật những thông tin mới nhất bạn nhé.

Đọc thêm các thông tin khác:

Bài viết liên quan

Mẹo thiết kế nhà bếp màu xanh sang trọng và hiện đại


Nhà bếp màu xanh dịu nhẹ kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh, kết hợp các màu và phụ kiện,...

Xem thêm

Bí quyết tạo nên phòng bếp màu hồng tiện nghi, đẹp như mơ


Phòng bếp màu hồng ngọt ngào cần được kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh,...

Xem thêm

Sơn bếp màu gì đẹp và hợp phong thủy - Top 10 lựa chọn tốt nhất


Sơn bếp màu gì đẹp cần phụ thuộc vào các yếu tố về sở thích, hợp phong thủy, phong cách nhà bếp,...

Xem thêm