Cách dùng máy ép chậm - Hướng dẫn chi tiết

Cách dùng máy ép chậm như thế nào cho đúng chuẩn, cho ly nước ép thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng? Trong bài viết này, Hawonkoo sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng theo dõi nhé!

Các bước sử dụng máy ép chậm

Bước 1. Vệ sinh máy

Trước khi sử dụng máy ép chậm, bạn cần vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của máy, đặc biệt là trong lần đầu tiên sử dụng. Mục đích là để đảm bảo nước ép luôn giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Đầu tiên, bạn tháo rời các bộ phận cối ép, vòng quay gạt nước, lưới lọc, trục xoắn ép và cốc đựng nước đem rửa sạch rồi lau khô.
  • Lưu ý không để motor máy bị ngấm nước để tránh chập điện.

Bước 2: Lắp ráp máy

  • Trước khi lắp ráp máy, bạn chọn loại lưới lọc phù hợp. Lưới lọc tinh cho nước ép tinh khiết, lọc bã xơ tối đa.
  • Lưới lọc thô thích hợp để làm sinh tố hoa quả, nước ép sẽ đậm đặc và nhiều thịt hơn. Tuy nhiên chỉ ép được các loại trái cây mềm như dâu tây, nho, kiwi,... không ép các nguyên liệu cứng như cà rốt, củ dền,…
  • Sau khi đã vệ sinh các bộ phận máy sạch sẽ, lắp ráp lại cho đúng vị trí theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Lưu ý lắp ráp sao cho đúng khớp nếu không máy sẽ không thể hoạt động.
  • Kiểm tra dây điện của máy xem có bị đứt không để xử lý kịp thời. Chỉ khởi động máy khi các bộ phận ở tình trạng khô ráo, ổn định để tránh xảy ra tình trạng chập điện, cháy nổ.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu

  • Chọn nguyên liệu tươi ngon về rửa sạch với nước muối loãng rồi bắt đầu sơ chế.
  • Đối với những loại quả cứng, to như: táo, ổi,... thì cắt thành từng phần vừa với miệng ống tiếp nguyên liệu để tránh bị kẹt máy.
  • Đối với các loại rau lá nhiều xơ như cần tay, cải kale, cải bó xôi,... thì cắt khúc khoảng 3cm để tránh xơ dài vướng vào trục ép.

Lưu ý:

  • Nếu có thời gian thì để hoa quả trong tủ lại rồi mang đi ép sẽ dễ ép hơn và cho lượng nước ép nhiều hơn.
  • Có nhiều dòng máy ép chậm có thể ép cả quả mà không cần sơ chế nhưng tốt nhất là cắt nhỏ để giảm áp lực cho động cơ, đảm bảo máy hoạt động bền bỉ hơn và ép kiệt bã hơn.

Bước 4: Ép trái cây

  • Đặt ly hứng nước và ly chứa bã vào vị trí.
  • Cho lần lượt trái cây đã sơ chế vào máy rồi bật công tắc cho máy chạy. Ép nguyên liệu mềm trước và cứng sau.
  • Khi máy ép xong thì rót nước ra ly để thưởng thức.

Lưu ý:

  • Cho nguyên liệu vào từ từ, không nhồi nhét quá nhiều gây kẹt máy.
  • Nếu bị tắc thì dùng thanh nhồi thực phẩm hoặc nhấn nút chống kẹt, đảo chiều xoay như tính năng được tích hợp trên dòng sản phẩm nhà Hawonkoo.
  • Trong quá trình ép, cần lưu ý mở nắp chặn để nước chảy tự nhiên. Vì nếu đậy nắp sẽ khiến nước dâng cao bên trong cối chạm vào phần bã và bị lẫn bã, gây cảm giác lợn cợn khi uống.
  • Cho các nguyên liệu mềm như xoài, kiwi,... vào ép trước rồi mới cho các loại rau củ cứng, nhiều xơ như cà rốt, cần tây,... vào sẽ giúp đẩy bã rau củ ra ngoài tốt hơn và tránh gây tắc nghẽn máy.
  • Khi muốn ép các nguyên liệu khác nhau, bạn đóng nắp chặn lại và cho nước sạch vào và bật máy 15 giây để thiết bị tự rửa sạch khay chứa và lưới ép. Sau đó, mở nắp chặn để nước chảy ra và tiếp tục ép loại trái cây khác.

Video hướng dẫn sử dụng máy ép chậm

Cách vệ sinh và bảo quản máy ép chậm

Ngay sau khi sử dụng, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của máy ép chậm. Tránh tình trạng để máy dính nguyên liệu lâu sẽ bị nấm mốc, giảm độ bền và gây hại cho sức khỏe. Để vệ sinh máy ép chậm đúng cách, bạn hãy thực hiện theo các bước Hawonkoo hướng dẫn chi tiết bên dưới.

  1. Đảm bảo động cơ đã dừng hoàn toàn rồi rút dây nguồn khỏi ổ điện.
  2. Dùng 2 tay giữ vòi nước ép trái cây và cốc ép khi nhấc khỏi thân đế.
  3. Mở khóa phễu bằng các xoay ngược chiều kim đồng hồ rồi lấy trục xoắn ép và lưới lọc ra.
  4. Rửa sạch từng bộ phận bằng bàn chải. Chải kỹ bên trong và bên ngoài của từng bộ phận dưới vòi nước chảy.
  5. Lau phần đế bằng khăn mềm ẩm rồi lau khô máy.
  6. Sau khi đã làm sạch máy, hãy để các bộ phận khô hoàn và cất ở nơi sạch sẽ có nắp đậy. Bảo quản máy ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng trực tiếp.

Lưu ý:

  • Không được dùng bàn chải hoặc dụng cụ chà rửa bằng kim loại, chất tẩy rửa ăn mòn hoặc dụng cụ sắc nhọn.
  • Không được rửa các bộ phận của máy ép trong máy rửa bát hoặc máy sấy bát.
  • Luôn vệ sinh cốc ép ngay sau khi sử dụng, tránh làm bã thực phẩm khô cứng lại sẽ khó tháo dỡ và vệ sinh máy.

Lưu ý khi dùng máy ép chậm

Cách sử dụng máy ép chậm khá đơn giản, tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau đây để máy hoạt động đúng cách, bền đẹp, an toàn, tránh bị hư hỏng và mang lại hiệu quả nhất nhé!

  • Chọn nguyên liệu phù hợp để ép, xử lý nguyên liệu trước khi ép.
  • Không cho quá nhiều thực phẩm vào máy để tránh bị trào và kẹt thức ăn làm hỏng motor.
  • Không cho các thực phẩm như lươn, chạch, tôm vào máy ép để tránh làm máy bị lỗi.
  • Không cho các loại hoa quả ngâm đường/rượu vào máy ép vì dễ gây kẹt phễu.
  • Cắt các nguyên liệu nhiều xơ như cần tây thành khúc 3 – 4 cm trước khi ép.
  • Có thể nghiền tỏi, ớt chuông (với nước) bằng máy ép chậm nhưng không được nghiền các loại ngũ cốc.
  • Không để máy hoạt động liên tục trong 20 phút vì sẽ khiến motor nóng quá mức và gây ra lỗi.
  • Chỉ được dùng thanh nhồi thực phẩm, không cho đũa, thìa vào cửa máy ép khi máy đang hoạt động.
  • Vệ sinh máy trước và sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy.

Như vậy Hawonkoo đã hướng dẫn bạn cách dùng máy ép chậm đúng chuẩn và nhanh gọn. Hawonkoo hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bạn sử dụng máy ép tại nhà an toàn và hiệu quả.

Đọc thêm các thông tin chi tiết liên quan:

Bài viết liên quan

Mẹo thiết kế nhà bếp màu xanh sang trọng và hiện đại


Nhà bếp màu xanh dịu nhẹ kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh, kết hợp các màu và phụ kiện,...

Xem thêm

Bí quyết tạo nên phòng bếp màu hồng tiện nghi, đẹp như mơ


Phòng bếp màu hồng ngọt ngào cần được kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh,...

Xem thêm

Sơn bếp màu gì đẹp và hợp phong thủy - Top 10 lựa chọn tốt nhất


Sơn bếp màu gì đẹp cần phụ thuộc vào các yếu tố về sở thích, hợp phong thủy, phong cách nhà bếp,...

Xem thêm