Máy ép chậm không chạy - Nguyên nhân và cách khắc phục

Tình trạng máy ép chậm không chạy, không quay làm gián đoạn quá trình ép nước không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu đến từ lỗi người dùng khi sử dụng máy chưa chuẩn. Cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết vấn đề này và cách xử lý trong bài viết nhé! 

Tại sao máy ép chậm không chạy?

1. Chưa kết nối nguồn điện

Máy ép chậm chưa được cắm điện hoặc cắm lỏng lẻo khiến dòng điện không thể truyền đến động cơ máy và không hoạt động được. Điện áp không ổn định, không đúng nguồn điện thiết kế của máy cũng sẽ khiến máy không chạy.

Để xử lý vấn đề này, đầu tiên cần phải chắc chắn đúng nguồn điện theo thiết kế máy (thường là 220V). Đảm bảo nguồn điện ổn định, và cắm phích cắm điện của máy chắc chắn vào ổ điện.

Nếu thấy máy vẫn không thể hoạt động, rất có thể là các nguyên nhân khác ở ngay dưới đây!

2. Lắp ráp chưa đúng

Các dòng sản phẩm máy ép chậm thường có hệ thống vận hành và khóa an toàn kép để đảm bảo an toàn khi sử dụng cho người dùng. Do đó, nếu lắp các bộ phận của máy chưa đúng, không đúng khớp và chưa chắc chắn thì máy sẽ không vận hành.

Rút điện và kiểm tra các bộ phận của máy xem đã đúng khớp chưa. Nếu chưa chắc chắn hãy xem HDSD của nhà cung cấp và lắp đặt lại một lần cho đúng.

3. Động cơ máy bị hỏng

Một nguyên nhân khác khiến máy ép chậm không hoạt động là do động cơ máy bị hỏng khi sử dụng trong thời gian dài khiến hệ thống máy bị chập điện, hư hại và thậm chí khi bật công tắc có thể thấy mùi khét. Do đó, máy ép chậm sẽ không thể vận hành trơn tru và hiệu quả như mới đầu được.

Khi gặp trường hợp này cần ngắt nguồn điện ngay lập tức và không tiếp tục sử dụng thiết bị để tránh tình trạng cháy nổ nghiêm trọng hơn. Sau đó, hãy đem máy đến cửa hàng sửa chữa để thợ kiểm tra và thay mới lại động cơ nếu cần thiết.

Nếu máy hỏng động cơ quá nặng thì tốt nhất là mua máy ép chậm mới vì chi phí sửa chữa cũng rất tốt kém. Bạn có thể tham khảo máy ép chậm Hawonkoo được trang bị động cơ DC 220V-240V với công suất cực mạnh mẽ lên đến 200W. Máy có khă năng dễ dàng nghiền nát hầu hết các nguyên liệu nhiều xơ, cứng, cho ra bã ép khô và lượng nước ép nhiều gấp 1.5 lần các máy ép thông thường. Điều đặc biệt là động cơ máy mạnh mẽ nhưng không tạo ra tiếng ồn lớn, không bị rung lắc và không nóng trong khi hoạt động.

4. Máy bị kẹt

Nguyên nhân khá phổ biến khiến máy ép chậm không hoạt động là do bã của thực phẩm bị kẹt trong máy. Điều này thường xảy ra khi người dùng ép với lượng thực phẩm lớn, cứng hoặc khi sử dụng máy không có cần gạt lưới lọc. Để khắc phục, bạn cần tháo các bộ phận máy và lấy phần nguyên liệu bị kẹt ra, sau đó mới có thể tiếp tục sử dụng.

5. Máy ép bị gỉ sét

Nguyên nhân của tình trạng này là do người dùng không bảo quản máy đúng cách khiến cho một số bộ phận bên trong máy bị oxy hóa, làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy.

Trong trường hợp này, bạn cần mang máy đến các cửa hàng, địa chỉ sửa chữa đồ điện gia dụng để được kiểm tra, sửa chữa và thay thế tùy theo từng tình trạng. Tuy nhiên, trường hợp máy bị gỉ sét cũng sẽ khó sửa chữa mà hiệu suất hoạt động cũng giảm đáng kể. Do đó, để đảm bảo chất lượng nước ép và an toàn cho sức khỏe, bạn hãy sắm chiếc máy ép chậm Hawonkoo được chế tạo từ các vật liệu an toàn, bền bỉ như Inox 304 chất lượng cao, chống gỉ, chống bám cặn, với nhựa cao cấp dùng trong y tế không độc hại, không chứa chất gây ung thư, chống ăn mòn, không chịu tác động bởi acid và hóa chất.

Ngoài ra , thiết bị còn được tích hợp chức năng chống kẹt, giúp người dùng yên tâm ép trái cây và rau củ quả mà không lo bị kẹt máy. Khi gặp sự cố kẹt, motor máy sẽ đảo chiều với tốc độ chậm hơn, đồng thời đẩy các xơ, bã, hạt ra ngoài giúp dễ dàng vệ sinh hơn. Nhờ đó, máy sẽ hoạt động hiệu quả và bền bỉ hơn.

Những vấn đề cần lưu ý khi dùng máy ép chậm

Cách sử dụng máy ép chậm khá đơn giản, tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau đây để máy hoạt động đúng cách, bền đẹp, an toàn, tránh bị hư hỏng và mang lại hiệu quả nhất nhé!

  • Chọn nguyên liệu phù hợp để ép, xử lý nguyên liệu trước khi ép.
  • Không cho quá nhiều thực phẩm vào máy để tránh bị trào và kẹt thức ăn làm hỏng motor.
  • Không cho các thực phẩm như lươn, chạch, tôm vào máy ép để tránh làm máy bị lỗi.
  • Không cho các loại hoa quả ngâm đường/rượu vào máy ép vì dễ gây kẹt phễu.
  • Cắt các nguyên liệu nhiều xơ như cần tây thành khúc 3 – 4 cm trước khi ép.
  • Có thể nghiền tỏi, ớt chuông (với nước) bằng máy ép chậm nhưng không được nghiền các loại ngũ cốc.
  • Không để máy hoạt động liên tục trong 20 phút vì sẽ khiến motor nóng quá mức và gây ra lỗi.
  • Chỉ được dùng thanh nhồi thực phẩm, không cho đũa, thìa vào cửa máy ép khi máy đang hoạt động.
  • Vệ sinh máy trước và sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy.

Như vậy, Hawonkoo đã lý giải tại sao máy ép chậm không chạy không quay và đưa ra cách khắc phục. Cùng với đó là một số lưu ý khi sử dụng để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.

Xem thêm: 

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm