Nồi cơm điện nhảy sớm, nấu bị sống - Cách xử lý

Nồi cơm điện nhảy sớm, nấu cơm bị sống khiến mọi người khá khó chịu khi không có cơm đúng bữa đúng giờ. Nguyên nhân tình trạng này ra sao và cách xử lý khắc phục như thế nào? Cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây nhé!

nồi cơm điện nhảy sớm

Nồi cơm điện bị nhảy sớm, nấu sống - Nguyên nhân và cách xử lý

1. Rơle nhiệt bị hỏng

Nồi cơm điện nhảy sớm trước khi cơm chín do Rơle nhiệt bị hỏng. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển chế độ “Cook” sang “Warm” khi nhiệt độ đạt đến mức nhất định. Khi rơle nhiệt bị hỏng sẽ không điều chỉnh chính xác thời gian nấu và xảy ra hiện tượng nhảy sớm khi cơm chưa chín.

Nguyên nhân khiên rơ le hỏng là do đáy nồi không được lau khô đáy nồi trước khi nấu, đặt nồi cơm không đúng khớp và nhấn nút Cook nhiều lần. Hãy mang thiết bị đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng chính hãng gần nhất để sửa chữa. Tuyệt đối không tự ý sửa chữa tại nhà vì sẽ dễ làm hỏng các bộ phận khác của nồi.

2. Lượng nước quá ít

Khi cho lượng nước quá ít so với lượng gạo sẽ khiến gạo không đủ nước để hấp thụ và nở chín hạt gạo. Do đó, cần điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với từng loại gạo để cơm dẻo thơm, không bị khô hoặc nhão.

Cách tốt nhất là sử dụng cốc đong gạo đã đi kèm sẵn trong nồi cơm. Thông thường, lượng nước nấu cơm được xác định dựa trên tỉ lệ 1 gạo : 1.5 nước.

3. Đáy nồi bị cong

Dưới tác động của nhiệt độ cao trong thời gian dài, đáy nồi cơm điện sẽ có hiện tượng cong lên, khiến khoảng cách giữa lò xo nhiệt và đáy nồi tăng lên, làm suy giảm lực nén của thiết bị. Từ đó, rơ le nhiệt không còn nhạy bén, dẫn đến tình trạng nồi cơm điện nhảy sớm. Khi đó chỉ có cách là thay lòng nồi mới.

4. Nguồn điện không ổn định

Do dây điện của nồi cơm bị đứt bên trong nên không đủ điện để nấu cơm chín đều, thậm chí bị sống. Ngoài ra còn có trường hợp cầu chì hoặc công tắc bị hỏng dẫn đến tình trạng cắm điện đèn báo sáng nhưng nồi không nóng. Cách xử lý lỗi này là mang nồi cơm điện ra tiệm để thợ kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng nồi cơm điện

Cách sử dụng nồi cơm điện rất đơn giản, nhưng để nồi hoạt động hiệu quả, an toàn, lâu bền thì cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Không vo gạo trong nồi

Những thói quen tưởng chừng như vô hại như vo gạo trong nồi cơm điện và dùng các dụng cụ sắc nhọn để múc cơm có thể làm hỏng lớp chống dính trong lòng nồi. Điều này sẽ khiến cơm không chín đều và dính vào đáy nồi khiến việc vệ sinh khó khăn hơn rất nhiều.

2. Lau khô nồi trước khi nấu

Sau khi vo gạo, nước vo gạo có thể còn sót lại trên đáy nồi. Nếu không lau khô đáy nồi mà đặt vào nồi cơm điện ngay lập tức sẽ tạo ra những tiếng nổ lộp bộp. Do đó, cần lưu ý lau khô đáy nồi trước khi đặt vào nồi cơm điện sẽ giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơle khỏi bụi bẩn và nước gây mùi khét và vi khuẩn.

Đồng thời, sử dụng hai tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi tiếp xúc tốt với mâm nhiệt, tránh bị nghiêng, méo với rơle khiến nhiệt tỏa không đều và làm cơm bị sượng.

2. Không bấm nấu lại nhiều lần

Nhiều người có thói quen nhấn nút Cook nhiều lần để tạo cơm cháy. Tuy nhiên, việc này khiến rơle bật liên tục để duy trì nhiệt độ dẫn đến nồi cơm hoạt động quá tải và giảm tuổi thọ của nồi.

3. Cẩn thận khi nấu món hầm và món xào

Ngoài công dụng nấu cơm, nhiều người còn tận dụng nồi cơm điện để nấu xôi, nấu cháo, hấp bánh, luộc rau. Tuy nhiên, với các nồi cơm điện cơ thông thường thì cần hạn chế việc hầm và nấu xào để tránh làm nồi nhanh hỏng.

4. Không bít lỗ thoát hơi

Trong quá trình nấu cơm, tuyệt đối không bít kín lỗ thoát hơi để tránh làm hơi nước không thể thoát ra ngoài, khiến cơm bị nhão, cháy khét. Hãy đợi khi cơm chín mới được mở nắp nồi cơm điện và dùng muỗng xới cơm cho tơi sẽ giúp cơm thoát hơi nước, tránh bị nhão và cháy khét.

5. Bảo quản nguồn điện an toàn

Để nồi cơm điện vận hành hiệu quả và an toàn, hãy cắm dây nguồn chắc chắn và đúng khớp vào nồi. Đồng thời, tránh cắm nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị có công suất cao vì có gây ra các sự cố điện bất ngờ, chẳng hạn như chập cháy.

6. Vệ sinh nồi đúng cách

Vệ sinh sạch sẽ nồi cơm điện sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ của thiết bị theo các bước sau:

  • Rửa sạch lòng nồi với nước rửa bát và lau khô.
  • Dùng khăn ẩm lau sạch phần vỏ nồi và để khô tự nhiên chứ không được đổ nước trực tiếp vào vỏ nồi vì có thể gây chập điện và hư hỏng.
  • Đặt nồi cơm ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và lưu ý tránh đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.

Cách nấu cơm không bị sống - Ăn ngon

1. Trước khi nấu

Vo gạo:

  • Vo gạo 2-3 lần bằng nước sạch.
  • Không vo gạo quá kỹ vì sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng.
  • Ngâm gạo trước khi nấu (khoảng 30 phút) để cơm mềm và dẻo hơn.

Lượng nước:

  • Cho lượng nước phù hợp với loại gạo và thời tiết.
  • Tỷ lệ nước phổ biến là 1.2 - 1.5 cm nước so với mặt gạo.
  • Có thể điều chỉnh lượng nước dựa trên kinh nghiệm nấu cơm của bạn.

Nồi cơm điện:

  • Sử dụng nồi cơm điện phù hợp với nhu cầu.
  • Vệ sinh nồi cơm điện định kỳ để đảm bảo hiệu quả nấu cơm.

Một số mẹo nấu cơm ngon:

  • Cho thêm một ít muối hoặc dầu ăn vào nước nấu cơm.
  • Thêm một vài giọt chanh vào nước nấu cơm để cơm trắng và dẻo hơn.
  • Cho một ít lá dứa vào nồi cơm điện để cơm có mùi thơm.
  • Sử dụng gạo mới để nấu cơm ngon hơn

2. Trong khi nấu

Đậy nắp nồi:

  • Đậy kín nắp nồi để giữ nhiệt bên trong nồi và giúp cơm chín đều.

Chọn chế độ nấu:

  • Chọn chế độ nấu phù hợp với loại gạo và sở thích của bạn.
  • Nấu cơm ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn để cơm chín nhanh.

3. Sau khi nấu

  • Sau khi cơm chín, ủ cơm trong nồi khoảng 10 phút để cơm chín đều và dẻo hơn.
  • Trộn cơm nhẹ nhàng để cơm được tơi xốp.
  • Thưởng thức cơm nóng với các món ăn yêu thích..

Hawonkoo hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nồi cơm điện nhảy sớm, nấu bị sống để luôn mang đến bữa cơm ngon, ấm áp cho gia đình.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Máy ép chậm dưới 3 triệu tốt nhất chọn loại nào?


Máy ép chậm dưới 3 triệu đồng thuộc phân khúc tầm trung đảm bảo được những tính năng, công nghệ hiện đại với mức giá phải chăng.

Xem thêm

Top 5 nồi chiên không dầu tốt nhất hiện nay - Review


Top 5 nồi chiên không dầu tốt nhất được review trong bài viết này đảm bảo được cả yếu tố về thẩm mỹ và công năng tiện dụng.

Xem thêm

Nồi chiên không dầu dưới 3 triệu đáng mua nhất


Nồi chiên không dầu dưới 3 triệu đồng thuộc phân khúc tầm trung đảm bảo được những tính năng, công nghệ hiện đại với mức giá phải chăng.

Xem thêm