Cách xử lý nồi cơm điện không vào điện, không lên đèn và không nóng

Nồi cơm điện không vào điện, không lên đèn không nóng là những vấn đề phổ biến khi sử dụng nồi cơm điện. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm sử dụng thời gian dài hoặc rơi vỡ khiến các bộ phận quan trọng trong nồi bị hỏng. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này cùng hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện đúng cách nhé.

nồi cơm điện không vào điện

Nồi cơm điện không vào điện, không lên đèn do đâu?

có thể là do một số nguyên nhân sau đây.

1. Dây nguồn hỏng

Nồi cơm điện không vào điện không nhận được nguồn điện và hoạt động nếu dây nguồn bị đứt hoặc hỏng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do dây bị đứt trong hoặc bị mài mòn, do va chạm với vật sắc hoặc bị đè nén lâu ngày. Hoặc do dây nguồn bị oxy hóa từ môi trường bên ngoài.

Dây điện bị hở dễ gây nguy hiểm cho người và hệ thống điện vì dễ gây ra tình trạng chập, cháy nổ.

Cách xử lý:

Kiểm tra dây nguồn hoặc dây điện của nồi, nếu thấy dây cắm có dấu hiệu đứt hoặc hỏng và không thể tự sửa chữa thì hãy đem đến trung tâm bảo hành để được sửa chữa. Người dùng cũng có thể tự mua dây cắm điện mới nếu nồi sử dụng dây cắm rời.

Dây nguồn nồi cơm điện bị hỏng

2. Phích cắm lỏng

Phích cắm điện là nguồn tiếp điện cho hoạt động của nồi nên nếu bộ phận này bị lỏng. Điểm tiếp xúc giữa nồi và dây nối kém sẽ khiến điện năng không truyền được đến nồi và cơm sẽ không chín đều.

Cách xử lý:

Kiểm tra kỹ lưỡng phích cắm xem có bị lỏng lẻo, chập chờn không và cắm lại cho thật chắc chắn. Lưu ý không nên lay phích cắm quá nhiều vì sẽ khiến chân phích bị gãy và dẫn đến chập cháy. Ngoài ra, nếu hai đầu tiếp xúc bị đen hoặc bám bụi quá nhiều thì hãy lau chùi thật sạch để phích cắm trở về trạng thái ban đầu, từ đó cải thiện được đường truyền dẫn điện.

Nếu xử lý mà phích cắm mà không hiệu quả, nên sử dụng dây nguồn mới để kiểm tra xem nồi cơm có hoạt động không. Nếu không, thì không phải do dây cắm mà có thể là do nồi đã bị hỏng.

3. Cầu chì hỏng

Trong nồi cơm có một bộ phận giúp bảo vệ các thiết bị điện khác là cầu chì điện. Cầu chì có thể bị hỏng khi:

  • Cháy do quá tải điện
  • Chập mạch
  • Sử dụng nhiều thiết bị chung ổ cắm với nồi cơm gây ra xung kích dòng điện
  • Cầu chì kém chất lượng

Khi nồi cơm điện được sử dụng để nấu cơm quá nhiều hoặc với thời gian nấu quá lâu, dòng điện chạy qua cầu chì sẽ vượt quá khả năng của nó, dẫn đến cầu chì bị cháy và cắt nguồn điện. 

Cầu chì nồi cơm điện bị hỏng

Cách xử lý:

Trong trường hợp này, tốt nhất là hãy mang nồi đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ khắc phục lỗi thiết bị.

4. Nguồn cấp điện yếu

Nguồn điện là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nồi cơm điện có hoạt động hay không. Nồi cơm điện thông thường sử dụng nguồn điện 220V, nếu điện cấp vào yếu hơn so với công suất quy định của nồi cơm điện thì chắc chắn nồi sẽ không thể hoạt động. Ngoài ra cũng lưu ý rằng một số nồi chỉ sử dụng dòng 110V, nếu cắm nhầm vào nguồn 220V sẽ không hoạt động, còn có nguy cơ cháy nổ. Ngược lại cũng vậy, nếu dùng nồi 220V cắm vào nguồn 110V nồi sẽ không hoạt động được.

Cách xử lý:

Trong trường hợp này, hãy kiểm tra nguồn điện hoặc sử dụng ổn áp để ổn định dòng điện. Ngoài ra, cần lưu ý giãn cách thời gian sử dụng các thiết bị điện khác để tránh các sự cố như quá tải, chập mạch, cháy linh kiện,...

5. Bảng mạch hỏng

Ngoài cầu chì, nồi cơm điện còn có nhiều linh kiện khác như tụ điện, điốt, vi xử lý,... Bất kỳ linh kiện nào bị hỏng hóc cũng có thể khiến bảng mạch hoạt động không đúng cách hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Điều này dẫn đến các bộ phận đi kèm bị ảnh hưởng, khiến nồi cơm điện không vào điện, không lên đèn hoặc vào điện nhưng cơm không chín.

Bảng mạch nồi cơm điện bị hỏng

Cách xử lý:

Đối với lỗi này thì cần nhờ đến chuyên gia sửa chữa sẽ kiểm tra và thay thế bảng mạch hỏng hoặc sửa chữa các linh kiện bên trong. Việc này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cao, do đó không nên tự thực hiện nếu không có đủ kinh nghiệm để tránh khiến nồi cơm điện hư hỏng nặng hơn.

Nồi cơm điện không nóng - Cách xử lý

Tình trạng nồi cơm điện không nóng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng bữa ăn. Hãy cùng Hawonkoo giải mã các nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhé.

1. Hỏng mâm nhiệt

Mâm nhiệt tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi cơm, có vai trò tạo ra nhiệt độ cần thiết để nấu gạo thành cơm. Khi mâm nhiệt bị hỏng, khả năng tạo nhiệt sẽ bị giảm hoặc ngắt quãng, khiến quá trình nấu cơm không thể diễn ra đúng cách. Do đó, nếu nồi cơm điện không nóng thì hãy kiểm tra mâm nhiệt của nồi xem có bị hỏng hóc không nhé.

Mâm nhiệt nồi cơm điện

Cách xử lý:

Sử dụng đồng hồ đo điện trở (đồng hồ Ohm) để đo khả năng tạo điện trở của mâm nhiệt, từ đó xác định xem mâm nhiệt có bị hỏng hóc hay không. Nếu mâm nhiệt bị hỏng thì hãy nhờ thợ sửa chữa hoặc thay mới nếu cần để đảm bảo nồi cơm điện hoạt động ổn định và nấu cơm với chất lượng tốt.

Việc thay mới mâm nhiệt cần được thực hiện bởi chuyên gia nên hãy mang nồi cơm điện đến cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ.

2. Rơle nồi cơm bị đứt

Rơle nhiệt là một linh kiện quan trọng, có vai trò điều khiển nhiệt độ và thời gian nấu cơm. Khi nhiệt độ đạt đến mức mong muốn, rơle nhiệt sẽ tiếp xúc các tiếp điểm  "NO" (Normally Open) và "NC" (Normally Closed) để duy trì nhiệt độ nấu. Tuy nhiên, nếu rơle nhiệt bị hỏng, quá trình này sẽ bị gián đoạn, khiến nồi cơm không thể nấu chín cơm.

Cách xử lý:

Trường hợp này cần thay mới rơle nhiệt và tốt nhất là mang đi bảo hành hoặc mang đến thợ kiểm tra và sửa chữa. 

3. Điện áp không đủ

Mỗi nồi cơm điện đều có yêu cầu về mức điện áp nhất định để hoạt động đúng cách. Nếu điện áp thấp hơn mức yêu cầu của nồi cơm sẽ khiến nồi không nấu được cơm hoặc nấu chậm hơn. Do đó, trước khi sử dụng nồi cơm, hãy kiểm tra điện áp để đảm bảo rằng đủ để vận hành nồi cơm một cách hiệu quả.

Cách sử dụng và bảo quản nồi cơm điện đúng cách

Cách sử dụng nồi cơm điện khá đơn giản, tuy nhiên, để máy hoạt động đúng cách, an toàn, tránh bị hư hỏng thì cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Lau khô lòng nồi trước khi nấu

Khi vo gạo xong, nước vo gạo có thể còn sót lại trên đáy nồi. Nếu không lau khô đáy nồi mà đặt luôn vào nồi cơm điện sẽ tạo ra những tiếng nổ lộp bộp trong quá trình nấu. Do đó, hãy sử dụng khăn khô lau nhẹ nhàng xung quanh đáy lòng nồi trước đi đặt vào nồi cơm điện để giúp bảo vệ mâm nhiệt và rơle không bị bụi bẩn và dính nước gây mùi khét, đồng thời tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Đồng thời phải dùng 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện để đảm bảo nồi tiếp xúc với mâm nhiệt, không bị nghiêng, tránh gây ra hiện tượng méo với rơle khiến nhiệt tỏa không đều và làm cơm bị sượng.

2. Không vo gạo trong nồi và dùng vật sắc nhọn

Thói quen vo gạo trong nồi và dùng các dụng cụ sắc nhọn để múc cơm là những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các loại nồi cơm điện hiện nay được phủ lớp chống dính trong lòng nồi giúp cơm không bị dính vào nồi và dễ dàng vệ sinh.

Tuy nhiên, nếu vo gạo trong nồi cơm điện, hoặc dùng vật sắc nhọn để chà lòng nồi có thể làm lớp chống dính bị trầy xước và bong tróc và cơm nấu sẽ không ngon, không chín đều, cơm dính vào đáy nồi khiến việc vệ sinh cũng khó khăn hơn rất nhiều.

3. Không bấm nấu lại nhiều lần

Nhiều người có thói quen nhấn lại nút Cook nhiều lần để tạo cơm cháy. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi rơle bật liên tục để duy trì nhiệt độ và khiến nồi cơm hoạt động quá tải dẫn đến giảm tuổi thọ của nồi.

4. Không bít lỗ thoát hơi

Trong quá trình nấu cơm, tuyệt đối không được bít kín lỗ thoát hơi và không được mở nắp nồi cơm điện. Khi cơm chín mới được mở nắp và dùng muỗng xới cơm cho tơi để giúp cơm thoát hơi nước, tránh bị nhão và cháy khét. Sau đó, bạn có thể đậy nắp nồi cơm lại để giữ nóng cho cơm.

5. Cẩn thận khi nấu món hầm và món xào

Ngoài công dụng nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể dùng để nấu xôi, nấu cháo, hấp bánh và luộc rau. Tuy nhiên, với các nồi cơm điện cơ bình thường thì cần hạn chế hầm và nấu món xào để tránh làm cho nồi mau bị hỏng.

6. Bảo vệ nguồn điện an toàn

Để nồi cơm điện vận hành hiệu quả, hãy cắm dây nguồn chắc chắn và đúng khớp vào nồi trước khi bật công tắc và tránh cắm nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị có công suất cao để bảo vệ nồi cơm khỏi các sự cố điện bất ngờ, chẳng hạn như chập cháy.

Đồng thời hạn chế làm rơi nồi để tránh ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong và thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng nồi định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý lỗi hư hỏng sớm nhất.

7. Vệ sinh nồi đúng cách

Sau mỗi lần sử dụng nồi cơm điện, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ để không ảnh hưởng đến vệ sinh thực phẩm cũng như tăng tuổi thọ cho thiết bị.

  • Rửa sạch lòng nồi với nước rửa bát và lau khô.
  • Dùng khăn ẩm lau sạch phần vỏ nồi và để khô tự nhiên, tuyệt đối không để dính nước vì có thể gây chập mạch và hư hỏng.
  • Đặt nồi cơm ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và lưu ý tránh đặt nồi cơm ở nơi gần nguồn nhiệt.

Như vậy Hawonkoo đã hướng dẫn bạn chi tiết cách xử lý và lưu ý để phòng tránh việc nồi cơm điện không vào điện, không lên đèn và không nóng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm thông tin và biết cách sử dụng nồi cơm điện an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

[Review] máy vắt cam loại nào tốt nhất - Kinh nghiệm mua


Review máy vắt cam loại nào tốt cần đánh giá qua các tiêu chí về thiết kế, chất liệu, dung tích, công suất, cối vắt, tính năng an toàn, thương hiệu, giá cả.

Xem thêm

[Review] Nồi cơm điện cao tần loại nào tốt nhất - Hawonkoo


Nồi cơm điện cao tần Hawonkoo hoạt động qua công nghệ cảm ứng từ giúp làm nóng nhanh hơn, cơm nấu chín đều nhanh mà không bị nhão, khô hay cháy khê.

Xem thêm

Nồi cơm điện nào tốt nhất hiện nay - Review TOP #5


Khám phá top 5 nồi cơm điện Hawonkoo thương hiệu Hàn Quốc được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay nhé!

Xem thêm