Hướng dẫn dùng nồi cơm điện nấu gạo lứt

Cách dùng nồi cơm điện nấu gạo lứt thế nào cho cơm dẻo thơm, giữ nguyên được độ ngọt tự nhiên của hạt gạo, bạn đã biết chưa?  Gạo lứt là loại gạo rất được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và độ dinh dưỡng cao. Trong bài viết này, Hawonkoo sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện nhé!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt hay còn gọi là gạo rằn, gạo lật, là loại gạo chỉ được xay sơ qua để loại bỏ vỏ trấu và vẫn giữ nguyên được lớp cám gạo bên ngoài. Lớp cám này có rất nhiều dưỡng chất nên gạo lứt lành mạnh hơn so với gạo trắng thông thường.

Khi mới ăn gạo lứt, bạn sẽ thấy hơi khó ăn do gạo còn lớp vỏ cám ở ngoài. Tuy nhiên, gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng và có lượng chất xơ nhiều gấp ba lần so với gạo trắng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Hỗ trợ giảm cân vì rất giàu chất xơ giúp no lâu hơn và giảm sự thèm ăn.
  • Có chỉ số đường huyết thấp, tiêu hóa chậm, giúp ổn định lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh tiểu đường.
  • Giảm cholesterol, huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng, táo bón.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, trầm cảm, lo lắng hoặc căng thẳng.
  • Giàu canxi và magie giúp phòng ngừa loãng xương, hỗ trợ điều trị viêm khớp.

Cách dùng nồi cơm điện nấu gạo lứt

1. Chuẩn bị

  • Gạo lứt: 1 chén
  • Nước: 2 chén
  • Nồi cơm điện

2. Cách làm

Bước 1: Ngâm gạo 

  • Vo thật sạch gạo lứt với nước từ 2 – 3 lần.
  • Cho gạo ra tô và ngâm với nước khoảng 1 tiếng.
  • Sau khi ngâm thì vo gạo lại một lần nữa và đổ nước ngâm đi.

Lưu ý: Việc ngâm gạo lứt giúp loại bỏ asen và các chất gây khó tiêu, giúp gạo khi nấu được mềm dẻo và dễ ăn hơn.

Bước 2: Đong nước

  • Cho gạo đã ngâm vào nồi cơm điện và đổ mực nước theo tỉ lệ 1 gạo : 2 nước.

Lưu ý: Lượng nước để nấu cơm phải dựa theo lượng gạo trước khi ngâm. Bởi vì sau khi ngâm, gạo đã nở ra rất nhiều, nếu đong nước theo tỉ lệ này sẽ khiến cơm bị nhão.

Bước 3: Nấu cơm gạo lứt

  • Đậy nắp nồi cơm lại và nhấn nút nấu cơm như bình thường.
  • Khi nồi cơm hoàn thành chu trình nấu và chuyển sang chế độ giữ nhiệt. Hãy ủ cơm khoảng 10 – 15 phút để cơm chín đều và mềm dẻo hơn.

Bước 4: Thưởng thức

Vậy là cơm gạo lứt nấu bằng nồi cơm điện đã hoàn thành, tỏa ra hương thơm đặc trưng của gạo lứt, thoang thoảng chút bùi béo, khác biệt hoàn toàn với gạo trắng. Hạt cơm mềm dẻo, ăn kèm với các món kho và món canh là bữa cơm tròn vị rồi!

Những lưu ý khi nấu gạo lứt

Để nấu cơm gạo lứt nấu bằng nồi cơm điện được thơm ngon, dẻo bùi, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chọn loại gạo lứt có hạt đều, khi sờ thấy lớp ngoài thô ráp và sáng bóng.
  • Chọn gạo còn nguyên hạt, không bị vỡ nát và có mùi thơm của gạo mới.
  • Không mua gạo đã cũ để quá lâu hoặc bị mối mọt.
  • Vo gạo thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Ngâm gạo khoảng 1 tiếng trước khi nấu để cơm chín dẻo, tơi và ngon hơn.
  • Sau khi cơm chín, hãy ủ thêm 10 – 15 phút để cơm chín đều và mềm dẻo hơn.
  • Không mở nắp nồi cơm điện trong quá trình nấu để tránh làm thất thoát nhiệt khiến gạo nở không đều.

Dùng gạo lứt như nào hiệu quả

Gạo lứt ngày càng được ưa chuộng bởi những tác dụng vượt trội so với gạo trắng thông thường. Loại thực phẩm này được biết đến với khả năng hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây.

1. Chọn loại gạo lứt phù hợp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gạo lứt nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng giống nhau.

  • Gạo lứt trắng: Có màu trắng ngà hoặc trắng ngả nâu vàng, được sản xuất nhiều nhất và phù hợp với nhiều lứa tuổi.
  • Gạo lứt đỏ: Có màu đỏ nâu, phần lõi bên trong có màu trắng, giàu dinh dưỡng, đặc biệt giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Gạo lứt đen: Màu tím than, có lượng đường thấp, chứa hàm lượng chất xơ và hợp chất thực vật cao, tạo cảm giác no lâu và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Gạo lứt tẻ: Có 2 loại tròn và dài, khá giống với gạo trắng, chỉ khác là có màu trắng ngà do còn nguyên lớp vỏ cám.
  • Gạo lứt nếp: Dẻo thơm, thường được sử dụng để nấu xôi, chè.

2. Ăn gạo lứt 2 – 3 lần/tuần

Gạo lứt có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhưng ăn hàng ngày thì lại không tốt. Bởi gạo lứt chứa hàm lượng asen cao hơn một số loại ngũ cốc khác. Nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi tuần chỉ nên ăn gạo lứt 2 – 3 lần.

Với những người sử dụng gạo lứt với mục đích trị bệnh thì hãy ăn kèm với muối mè để cung cấp thêm một lượng acid béo không no cần thiết cho cơ thể.

Như vậy, Hawonkoo đã hướng dẫn bạn chi tiết cách dùng nồi cơm điện nấu gạo lứt. Kèm theo đó là một số lưu ý khi nấu gạo lứt và sử dụng thế nào cho hiệu quả. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật những thông tin mới nhất nha.

Bài viết liên quan

#7 quà Tết cho người tiểu đường tốt nhất từ Hawonkoo


Chọn quà Tết cho người tiểu đường với các sản phẩm đồ gia dụng từ Hawonkoo là món quà ý nghĩa hỗ trợ lối sống lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Xem thêm

Quà Tết cho người ăn chay: Top 10+ món quà ý nghĩa


Tìm kiếm món quà Tết ý nghĩa cho người thân ăn chay? Đừng bỏ lỡ top 10+ gợi ý quà tặng độc đáo, tốt cho sức khỏe và mang đậm ý nghĩa. Click ngay để khám phá!

Xem thêm

10+ quà Tết Hàn Quốc độc đáo & ý nghĩa từ Hawonkoo


Khám phá 10+ món quà Tết Hàn Quốc từ Hawonkoo, mang đến sự tinh tế và thiết thực. Lựa chọn hoàn hảo để gửi gắm yêu thương và làm hài lòng người nhận.

Xem thêm