Nồi cơm điện bị cháy - Nguyên nhân và cách xử lý

Nồi cơm điện bị cháy không phải là tình trạng hiếm gặp, khiến người dùng hoang mang không biết tại sao lại như vậy. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách chúng ta sử dụng sai cách hàng ngày. Hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân chi tiết vấn đề này và cách khắc phục xử lý cũng như làm sạch nồi bị cháy nhé.

Nồi cơm điện bị cháy vì sao? Cách xử lý

Nồi cơm điện bị cháy gây ảnh hưởng đến chất lượng cơm và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

1. Rơle nhiệt bị lỗi

Rơ le nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ và tự ngắt khi cơm chín. Rơle nhiệt bị hỏng hoặc quá cũ khiến lực nén lò xo dưới đáy nồi bị yếu dẫn tới bị lỗi, nồi cơm điện sẽ không tự ngắt, Lỗi sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh thời gian ngắt nhiệt và khiến cơm dễ bị cháy khét. 

Cách xử lý:

Tốt nhất là mang nồi đến trung tâm bảo hành hoặc tiệm sửa chữa chứ không được tự ý tháo ra hoặc tự sửa tại nhà vì nếu không có chuyên môn sẽ khiến nồi hỏng hóc nặng nề hơn. Thay thế rơ le nhiệt mới bằng linh kiện chính hãng để đảm bảo hiệu quả và độ bền.

2. Sử dụng sai cách

Thói quen sử dụng nồi cơm điện không đúng cách cũng khiến nồi cơm bị cháy như:

  • Nhấn lại nút “Cook” nhiều lần khiến rơle nhiệt bị lờn, giảm độ nhạy và làm cháy cơm.
  • Không lau khô đáy nồi trước khi nấu dẫn đến tình trạng chập cháy rơle nhiệt, thậm chí gây cháy nổ.
  • Nấu các món ăn mà hướng dẫn sử dụng không cho phép.
  • Không vệ sinh kỹ lưỡng sau khi sử dụng.
  • Chà rửa, cọ xát làm tróc lớp chống dính của nồi.
  • Nấu cơm ở nhiệt độ quá cao.
  • Không vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên.

Cách xử lý:

Để hạn chế tình trạng này, cần lưu ý:

  • Không nhấn nút “Cook” nhiều lần. 
  • Lau khô nồi trước khi nấu và vệ sinh sạch sẽ nồi sau khi sử dụng, bao gồm cả lòng nồi, mâm nhiệt và nắp nồi.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để biết được cách sử dụng nồi an toàn, hiệu quả và bền bỉ nhất.
  • Tham khảo hướng dẫn sử dụng để xác định lượng nước phù hợp với từng loại gạo và dung tích nồi.
  • Nấu cơm ở nhiệt độ thích hợp theo từng giai đoạn: nấu, ủ và hâm nóng.

3. Cho quá ít nước khi nấu

Tỷ lệ gạo và nước phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của cơm. Khi cho lượng nước quá ít so với lượng gạo sẽ khiến cơm bị khô, bám dính và chát khét ở phần đáy nồi.

Cách xử lý:

Để nấu được cơm ngon, dẻo thơm, không bị khô, cháy khét, bạn cần điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với từng loại gạo và theo dung tích nồi. Thông thường, lượng nước nấu cơm được xác định dựa trên tỉ lệ 1 gạo : 1,5 nước. Tuy nhiên, tỉ lệ này chỉ mang tính chất tham khảo, vì mỗi loại gạo có đặc tính khác nhau nên sẽ cần lượng nước khác nhau để chín đều và ngon nhất.

4. Do nguồn điện

Cắm nồi cơm điện với nguồn điện không ổn định, sử dụng chung ổ với nhiều thiết bị điện cũng là nguyên nhân khiến nồi cơm bị cháy.

  • Điện áp không ổn định.
  • Dây điện bị hỏng.

Chú ý:

  • Sử dụng ổn áp để đảm bảo điện áp luôn ổn định.
  • Kiểm tra và thay thế dây điện nếu phát hiện hư hỏng.
  • Không cắm nhiều thiết bị tiêu thụ điện cùng thời điểm chung ổ

Cách làm sạch nồi cơm điện bị cháy

Để vệ sinh nồi cơm điện bị cháy, hãy áp dụng một số cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên, an toàn sau đây.

1. Dùng muối ăn và giấm

Muối ăn và giấm ăn là những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Chúng không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn mà còn có tác dụng làm sạch vết bẩn hiệu quả.

Cách làm sạch đáy nồi cơm điện bị cháy bằng muối ăn và giấm thì rất đơn giản:

  • Rắc một ít muối lên bề mặt nồi bị cháy rồi cho lượng giấm ăn vừa đủ vào ngâm khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi ngâm xong, dùng miếng chà nồi chà sạch vết cháy.
  • Tiếp tục đổ giấm vào ngâm thêm 15 phút.
  • Rửa nồi với nước rửa chén và nước sạch là hoàn thành.

2. Dùng chanh

  • Cắt chanh thành từng lát mỏng rồi xếp vào vị trí bị cháy ở đáy nồi. 
  • Đổ trực tiếp nước sôi vào rồi dùng muỗng inox đè lên những lát chanh, chà xát vào phần đáy nồi để loại bỏ sạch những vết cháy.
  • Rửa lại với nước rửa chén và nước sạch là xong.

3. Dùng khoai tây và muối

Khoai tây chứa thành phần acid oxalic có khả năng loại bỏ vết cháy đen hiệu quả. Khi kết hợp khoai tây với muối ăn sẽ có thể đánh bay vết bẩn rất dễ dàng.

  • Cắt đôi củ khoai tây rồi nhúng vào muối,.
  • Chà xát lên phần đáy của nồi sao cho vết cháy bong hết ra.
  • Rửa lại nồi thật sạch với nước rửa chén và tráng lại bằng nước sạch.

4. Dùng baking soda

  • Đun sôi hỗn hợp 100ml giấm ăn vào 500ml nước.
  • Cho 50 gram baking soda vào khuấy đều cho tan rồi tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội hẳn rồi cho vào vị trí nồi có vết cháy khoảng 10 – 15 phú.
  • Khi vết cháy bong hết ra thì mang nồi đi rửa sạch với nước rửa chén và tráng lại với nước sạch.

5. Dùng nước rửa chén

  • Hòa tan nước rửa chén vào nước nóng rồi ngâm vết cháy trong 30 phút.
  • Dùng cây cọ chà nhẹ nhàng để vết cháy bong hết ra.
  • Đem nồi rửa sạch là xong.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản nồi cơm điện

Để nồi cơm điện hoạt động đúng cách, an toàn, tránh bị hư hỏng, chập cháy thì cần lưu ý một số điều sau đây:
Lau khô nồi trước khi nấu: Để bảo vệ rơle và mâm nhiệt không bị dính nước và bụi bẩn, tránh gây mùi khét và tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

  • Lau khô đáy nồi, dùng 2 tay đặt lòng nồi để đảm bảo nồi tiếp xúc với mâm nhiệt, không bị nghiêng, tránh gây méo với rơle nhiệt khiến nhiệt tỏa không đều và làm cơm không chín.
  • Không vo gạo trong nồi và không chà nồi bằng vật sắc nhọn tránh làm hỏng lớp chống dính trong lòng nồi.
  • Không bấm “Cook” nhiều lần.
  • Không bít lỗ thoát hơi của nồi.
  • Không cắm nồi cơm chung ổ cắm với các thiết bị có công suất cao.
  • Hạn chế làm rơi nồi để tránh ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng nồi định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý lỗi hư hỏng sớm nhất.
  • Vệ sinh nồi sau mỗi lần sử dụng.
  • Nên sử dụng nồi cơm điện chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng nồi cơm điện.
  • Nếu không am hiểu về kỹ thuật, hãy liên hệ với thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Hy vọng bài viết này giúp bạn biết nguyên nhân và cách xử lý nồi cơm điện bị cháy. Theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

Đọc thêm các thông tin hữu ích khác:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn vệ sinh máy tiệt trùng UV đúng cách


Vệ sinh máy tiệt trùng UV định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả gia đình và độ bền của sản phẩm.

Xem thêm

Hướng dẫn cách vệ sinh nồi lẩu điện


Cách vệ sinh nồi lẩu điện thế nào để đạt hiệu quả làm sạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng nồi, bạn đã biết chưa?

Xem thêm

Ấ́m siêu tốc bị hỏng - Không vào điện, không sôi, tự ngắt


Ấm siêu tốc bị hỏng không vào điện, vào điện nhưng không sôi, sôi nhưng không tự ngắt điện hay chưa sôi đã ngắt điện là tình trạng rất nhiều người gặp phải.

Xem thêm