Nồi chiên không dầu không nóng, không vào điện, lỗi E1, E2

Nồi chiên không dầu không nóng, không vào điện, bị các lỗi E1, E2 hay quạt không quay và hỏng nút vặn là những lỗi mà rất nhiều người dùng gặp phải. Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào an toàn và chính xác, cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Nguyên lý hoạt động của nồi chiên không dầu

Nồi chiên không dầu là một thiết bị gia dụng trong nhà bếp có hình dạng giống lò nướng đối lưu kích cỡ nhỏ được thiết kế để mô phỏng quá trình chiên ngập dầu mà không sử dụng nhiều dầu. Nồi làm chín thức ăn bằng khí nóng với cơ chế làm nóng thanh nhiệt (dây mayso) kết hợp với hệ thống quạt tản nhiệt để luân chuyển nhiệt lượng nhanh khắp bề mặt thực phẩm. Sản phẩm được yêu thích ngay từ khi ra vì nó giúp việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn đồng thời bảo vệ sức khỏe tối đa cho người sử dụng.

Chế biến thực phẩm bằng nồi chiên air fryer không cần dùng đến dầu mỡ, giữ nguyên được hương vị món ăn và các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là tránh được tình trạng bắn dầu gây nguy hiểm khi nấu nướng hoặc khó khăn khi vệ sinh nhà bếp.

Nồi chiên không dầu không nóng

Nồi chiên không dầu không nóng dù đã cắm điện là sự cố nhiều người dùng gặp phải do một số nguyên nhân sau đây.

1. Lắp đặt sai các bộ phận

Bất cứ nồi chiên không dầu nào cũng cần phải được đảm bảo lắp đúng các bộ phận thì mới có thể hoạt động. Nếu nồi chiên không dầu không nóng, nguyên nhân là do khay chiên hoặc các bộ phận khác chưa được lắp đúng vị trí. Vì vậy trước khi sử dụng, hãy đảm bảo các bộ phận của nồi đã lắp đúng khớp rồi cắm điện và sử dụng nồi. Nên đọc hướng dẫn sử dụng chi tiết từ nhà sản xuất và lắp dặt theo hướng dẫn.

2. Nguồn điện không ổn định

Nồi chiên không dầu thường hoạt động với mức công suất từ 1200W – 1700W, nên cần phải được cấp cho nguồn điện ổn định. Trường hợp nồi chiên không dầu không nóng dù đã cắm điện rất có thể do:

  • Nguồn điện áp không ổn định.
  • Kết nối chung với các thiết bị có công suất lớn khác.
  • Quên cắm dây nguồn, phích cắm lỏng.

Do đó, để tránh xảy ra tình trạng này, trước khi sử dụng nồi chiên không dầu thì cần kiểm tra lại kỹ lưỡng nguồn điện và phích cắm. Đảm bảo rằng nguồn điện áp ổn định, phích cắm được cắm chắc chắn và nồi không được kết nối chung với các thiết bị điện có công suất lớn khác.

3. Hoạt động quá tải

Khi thiết bị hoạt động trong thời gian dài dẫn đến tình trạng quá tải, nồi sẽ kích hoạt tính năng tự ngắt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh hỏng hóc thiết bị.

Lúc này, hãy tắt nồi chiên không dầu và rút nguồn điện, để nồi nghỉ khoảng 20 phút cho nguội rồi sau đó có thể sử dụng bình thường.

4. Linh kiện bên trong nồi bị hỏng

Nồi chiên không dầu lâu ngày không sử dụng hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ rất dễ làm hỏng các linh kiện điện tử bên trong như rơle cảm biến nhiệt, quạt đối lưu, sợi đốt, hay bo mạch điện tử,... Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nồi chiên không dầu mặc dù hoạt động nhưng không nóng.

Trong trường hợp này, tốt nhất là hãy mang thiết bị đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời chứ không tự ý tháo dỡ và thay linh kiện tại nhà.

Nồi chiên không khí không vào điện

Nồi chiên không dầu không vào điện dù đã cắm điện do một số nguyên nhân sau đây.

1. Phích cắm hỏng

Nguyên nhân phổ biến khiến cho nồi chiên không dầu không vào điện là do chưa được cắm điện, phích cắm bị lỏng hoặc ổ cắm không vào điện. Cách xử lý rất đơn giản là chỉ cần rút phích cắm của nồi ra và cắm chắc chắn lại vào ổ cắm, sau đó bật nồi lên và kiểm tra xem nồi có vào điện và hoạt động không. 

Nếu nồi không hoạt động thì hãy thử cắm vào ổ cắm khác, trường hợp nồi vẫn không vào điện thì phích cắm đã bị hỏng. Lúc này, hãy mang nồi chiên không dầu đến cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra và thay mới nếu cần.

2. Nồi hoạt động quá tải

Sử dụng nồi chiên không dầu liên tục trong nhiều giờ để chế biến các món ăn khác nhau là một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng nồi bị quá tải nhiệt, gây ra các vấn đề như:

  • Mất nguồn: Nồi tự động ngắt để bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi hư hỏng do quá nhiệt.
  • Không vào điện: Hư hỏng do quá tải làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nồi, khiến nồi không thể nhận nguồn điện.

Trong trường hợp này, hãy để nồi nghỉ rồi bật nồi kiểm tra xem có hoạt động không. Nếu nồi vẫn không hoạt động thì hãy mang nồi đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra và khắc phục.

3. Hỏng bo mạch điện tử

Nếu đã thử hết các cách trên mà nồi chiên không dầu vẫn không vào điện thì rất có thể nồi đã gặp lỗi kỹ thuật ở bo mạch điện tử. Bộ phận này có vai trò quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của nồi. Khi bo mạch gặp trục trặc, nồi sẽ:

  • Mất nguồn hoàn toàn.
  • Hoạt động không ổn định, lúc chạy lúc ngắt.
  • Các chức năng hoạt động sai lệch.

Bo mạch điện tử có cấu tạo phức tạp, việc sửa chữa đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao nên hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa uy tín để được hỗ trợ. Không tự ý sửa tại nhà vì sẽ gây nguy hiểm hoặc làm hư hỏng thêm thiết bị

Nồi chiên không dầu lỗi E1, E2

Lỗi E1, E2 trên nồi chiên không dầu là một trong những lỗi phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Bộ phận cảm biến bị hỏng, dẫn đến nồi không thể phát hiện được giỏ hoặc khay chiên.
  • Bộ phận quạt tản nhiệt không hoạt động, khiến nhiệt độ trong nồi tăng cao.
  • Bo mạch điện tử bên trong bị hỏng dẫn đến không kiểm soát được nhiệt độ.

Nồi chiên không dầu lỗi E1

Để khắc phục sự cố này, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Tắt nguồn và để nồi nghỉ trong 15 phút để giảm bớt nhiệt độ.
  • Kiểm tra giỏ hoặc khay chiên xem đã được lắp đặt đúng cách chưa. Nếu chưa, hãy tháo ra và lắp lại, đảm bảo lắp đúng chuẩn các khớp.
  • Kiểm tra dây nguồn của nồi xem có bị xoắn hay không và làm thẳng dây ra để hiệu quả truyền điện được tốt hơn.
  • Đảm bảo nồi được cắm vào ổ cắm hoạt động bình thường và không cắm điện cũng các thiết bị khác chung một ổ.
  • Kiểm tra cảm biến trên nồi và đảm bảo chúng sạch sẽ và không bị hư hỏng. Nếu có vết nứt hoặc hư hỏng, hãy mang nồi chiên không dầu đến trung tâm bảo hành để được sửa chữa.

Các vấn đề hỏng hóc khác

Ngoài các lỗi thường gặp trên, nồi chiên không dầu còn có thể gặp một số vấn đề hỏng hóc khác như hỏng nút vặn hay quạt không quay. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý những lỗi này để bảo đảm nồi hoạt động tốt và an toàn nhé.

1. Hỏng nút vặn

Nút vặn là bộ phận giúp người dùng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cho từng món ăn. Nếu bộ phận này bị hỏng sẽ:

  • Gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
  • Ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như hiệu suất hoạt động của nồi.
  • Gây quá nhiệt dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm cho người dùng.

Có nhiều nguyên nhân khiến nút vặn của nồi chiên không dầu bị hỏng, bao gồm:

  • Lỗi người dùng: Sử dụng lực quá mạnh khi vặn nút điều chỉnh hoặc khóa nắp nồi không đúng cách.
  • Lỗi kỹ thuật: Cấu trúc nút vặn gặp lỗi kỹ thuật.
  • Chất lượng sản phẩm kém: Nút vặn được làm từ vật liệu kém chất lượng hoặc không được gia cố cẩn thận.
  • Thiết bị hoạt động quá tải: Sử dụng nồi chiên không dầu liên tục trong thời gian dài với tần suất cao khiến nồi bị quá tải và nút vặn bị hỏng.
  • Bị va đập: Nồi chiên không dầu bị rơi vỡ hoặc va đập mạnh.
  • Không vệ sinh nồi thường xuyên: Dầu mỡ và thức ăn thừa tích tụ lâu ngày trên nút vặn, khiến nút vặn bị gỉ sét và hỏng.

Nồi chiên không dầu bị hỏng nút vặn

Sau khi đã xác định được nguyên nhân, hãy áp dụng các giải pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả dưới đây:

  • Sử dụng nút vặn với lực vừa phải, hạn chế dùng lực quá mạnh.
  • Nếu nút vặn bị hỏng do lỗi kỹ thuật thì hãy liên hệ với nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa gần nhất để được thay mới hoặc sửa chữa.
  • Lưu ý tuyệt đối không tự sửa chữa tại nhà nếu không có kiến thức chuyên môn để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và thiết bị.
  • Thường xuyên vệ sinh nồi, đặc biệt là nút vặn để tránh nấm mốc gây ẩm phím, liệt bàn phím và hỏng nút vặn.

2. Quạt không quay

Quạt là bộ phận không thể thiếu của nồi chiên không dầu có vai trò tản nhiệt cho thực phẩm, giúp thức ăn chín đều và thơm ngon. Nếu quạt không chạy, nồi chiên không dầu sẽ không thể hoạt động, gây gián đoạn việc nấu nướng và mất thời gian của người dùng.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến quạt nồi chiên không dầu không chạy quạt và cách xử lý hiệu quả.

  • Cắm điện không đúng cách: Hãy kiểm tra lại dây nguồn, ổ cắm điện và dây dẫn nồi để đảm bảo rằng nồi đã được tiếp nguồn điện để chạy quạt.
  • Nguồn điện không phù hợp: Hãy kết nối nồi với nguồn điện có điện áp phù hợp để quạt có thể quay và nồi hoạt động bình thường.
  • Chưa đóng kín giỏ chiên, nắp nồi: Hãy tháo giỏ chiên ra và lắp lại cho đúng khớp là được.
  • Quá nhiều nguyên liệu: Chi cho lượng thực phẩm theo dung tích để tránh làm cho khay chiên bị hở và không thể đặt vào đúng khớp, khiến nhiệt thoát ra ngoài và quạt không quay.
  • Quạt nồi chiên bị hỏng: Do lỗi từ nhà sản xuất hoặc do nồi hoạt động quá công suất trong thời gian dài. Cách tốt nhất là liên hệ trung tâm bảo hành hoặc đem đến nơi uy tín để được kiểm tra và sửa chữa.

Các bước sử dụng nồi chiên đúng cách

Sử dụng nồi chiên không dầu đúng cách sẽ đảm bảo chất lượng thực phẩm chế biến tốt nhất, đồng thời tăng độ bền của thiết bị và đảm bảo an toàn cho người dùng.

1. Trước khi sử dụng lần đầu

  • Tháo gỡ các tất cả nilon, miếng dán hoặc nhãn ra khỏi các bộ phận của thiết bị.
  • Rửa sạch giỏ chiên, khay chiên bằng nước nóng, nước rửa chén.
  • Lau sạch bên trong và mặt ngoài nồi chiên không dầu bằng vải mềm ẩm.

2. Chuẩn bị sử dụng máy

  • Đặt nồi chiên không dầu trên bề mặt bếp bằng phẳng và vững chắc, lưu ý không được đặt thiết bị trên bề mặt không chịu được nhiệt.
  • Đặt khay, giỏ chiên khớp với nhau và đặt vào nồi cho đúng vị trí.
  • Cắm phích cắm vào ổ điện có tiếp đất.
  • Kéo cẩn thận giỏ chiên ra và cho nguyên liệu cần làm chín vào. Lưu ý không cho quá nhiều nguyên liệu vào giỏ vượt mức tối đa vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn lẫn độ bền thiết bị.
  • Đưa giỏ trượt trở lại vào nồi rồi điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp với từng nguyên liệu và món nấu và nồi sẽ bắt đầu đếm ngược thời gian nấu chạy lùi về 0 là hoàn thành.

Lưu ý: 

  • Không được chạm vào nồi trong và sau khi sử dụng vì để tránh bị bỏng vì nồi còn đang rất nóng, chỉ giữ nồi bằng tay cầm.
  • Có thể làm nóng trước thiết bị mà không có thành phần nào bên trong.

3. Vệ sinh nồi sau khi sử dụng

  • Rút phích cắm ra khỏi ổ điện và đợi thiết bị nguội, có thể lấy giỏ chiên ra khỏi nồi sẽ nguội nhanh hơn.
  • Lau sạch mặt ngoài nồi chiên không dầu bằng khăn ẩm.
  • Dùng miếng bọt biển rửa sạch giỏ chiên, khay nướng với một ít nước ấm pha loãng cùng với nước rửa chén, hạn chế chà mạnh để tránh gây xước nồi.
  • Dùng khăn mềm làm sạch bụi bẩn bám bên trong thiết bị, chú ý vệ sinh kỹ thanh nhiệt (dây mayso), các khe hở,...
  • Khi đã vệ sinh xong, dùng khăn mềm lau khô các phần đã được rửa sạch rồi lắp lại vào nồi.
  • Dùng khăn mềm lau khô sạch vỏ ngoài của nồi rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Lưu ý khi sử dụng nồi chiên

Cách sử dụng nồi chiên không dầu khá đơn giản, tuy nhiên, để nồi hoạt động an toàn, hiệu quả, tránh bị hư hỏng thì hãy lưu ý một số điều sau đây:

1. Chuẩn bị thực phẩm

  • Cắt thực phẩm thành những miếng có kích thước tương đồng để đảm bảo chín đều.
  • Loại bỏ bớt mỡ thừa trên thịt trước khi chiên.
  • Tẩm ướp gia vị vừa đủ, không nên tẩm ướp quá nhiều muối hoặc đường.
  • Không sử dụng thực phẩm đã được chiên rán sẵn.
  • Sử dụng giấy nến để lót nồi chiên, giúp việc vệ sinh nồi dễ dàng hơn.
  • Xịt một lớp dầu mỏng lên thực phẩm trước khi chiên để giúp thực phẩm chín đều và giòn hơn.
  • Sử dụng các chế độ cài đặt sẵn của nồi để chế biến các món ăn khác nhau.
  • Không sử dụng nồi chiên không dầu để chế biến các món ăn có nhiều nước.
  • Không sử dụng nồi chiên không dầu để nướng bánh mì.
  • Không sử dụng nồi chiên không dầu để nấu các món ăn có chứa nhiều đường.

2. Sử dụng nồi

  • Làm nóng nồi trước 5 phút trước khi cho thực phẩm vào.
  • Cho thực phẩm vào giỏ chiên, không xếp chồng lên nhau.
  • Chọn nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm.
  • Lắc hoặc đảo thực phẩm trong quá trình chiên để chín đều.
  • Không cho quá nhiều thực phẩm vào nồi, để đảm bảo luồng khí nóng lưu thông tốt.

3. Vệ sinh nồi

  • Vệ sinh nồi sau mỗi lần sử dụng.
  • Tháo rời các bộ phận của nồi và rửa sạch với nước ấm và xà phòng.
  • Lau khô nồi hoàn toàn trước khi cất giữ.

4. Lưu ý khác

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
  • Không nhúng dây điện, ổ cắm hoặc nguyên cả nồi chiên không dầu vào nước hoặc chất lỏng.
  • Không sử dụng thiết bị nếu dây điện, ổ cắm hoặc bất kỳ phần thiết bị điện tử nào bị hỏng.
  • Đảm bảo các thực phẩm bên trong nồi không chạm trực tiếp vào thanh gia nhiệt.
  • Không bịt lỗ thoát nhiệt trong khi thiết bị đang hoạt động.
  • Không đổ dầu ăn hoặc chất lỏng khác vào nồi chiên, nếu không sẽ dễ gây cháy.
  • Không để nồi chiên không dầu cạnh bếp ga, bếp điện hoặc các vị trí có nhiệt độ cao.
  • Đảm bảo có ít nhất 10cm không gian trống cho mặt sau, mặt trái, mặt phải và mặt trên của thiết bị.
  • Cho lượng thực phẩm vừa đủ với dung tích của nồi.
  • Tùy chỉnh thời gian và nhiệt độ tùy thuộc vào kích thước, số lượng thực phẩm.
  • Không để nồi hoạt động liên tục ngay khi vừa kết thúc 1 chu trình nấu.
  • Không dùng vật sắc nhọn để chà lòng nồi để tránh làm hỏng lớp chống dính.
  • Để nồi nguội khoảng 30 phút rồi mới tiến hành vệ sinh thiết bị.
  • Loại bỏ những đồ ăn thừa bị cháy.

Hawonkoo hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nguyên nhân và cách xử lý khi nồi chiên không dầu không nóng, không vào điện, lỗi E1, E2. Kèm theo đó là cách để sử dụng nồi chiên không dầu đúng cách và an toàn, hiệu quả. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật những thông tin mới nhất nha.

Xem thêm: 

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm