Nồi chiên không dầu gây ung thư - Sự thật là gì?

Nồi chiên không dầu gây ung thư là vấn đề tranh cãi trong suốt thời gian gần đây khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Vậy sự thật là gì, nồi chiên không dầu có thực sự gây ra tác hại như vậy không? Cùng Hawonkoo tìm hiểu nhé!

nồi chiên không dầu gây ung thư

Nguyên lý hoạt động của nồi chiên không dầu

Nồi chiên không dầu, nồi chiên không khí, nồi chiên khí nóng hay nồi chiên chân không, bếp chiên không khí hay air fryer là một thiết bị gia dụng trong nhà bếp có hình dạng giống lò nướng đối lưu kích cỡ nhỏ được thiết kế để mô phỏng quá trình chiên ngập dầu mà không sử dụng nhiều dầu. Thiết bị sử dụng cánh quạt thổi thành luồng không khí nóng luân chuyển ở tốc độ cao, tạo ra một lớp vỏ giòn cho thực phẩm thông qua các phản ứng hóa nâu như phản ứng Maillard.

Nồi làm chín thức ăn bằng khí nóng với cơ chế làm nóng thanh nhiệt (dây mayso) kết hợp với hệ thống quạt tản nhiệt để luân chuyển nhiệt lượng nhanh khắp bề mặt thực phẩm. Sản phẩm được yêu thích ngay từ khi ra vì nó giúp việc nấu nướng trở nên thuận tiện hơn đồng thời bảo vệ sức khỏe tối đa cho người sử dụng.

Chiên thực phẩm bằng nồi chiên không dầu mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp chiên rán truyền thống. Thức ăn chiên bằng nồi chiên không dầu sẽ chín vàng, giòn đều, thơm ngon mà không bị ngấy dầu, vừa giảm thiểu lượng dầu mỡ đáng kể, vừa giúp bảo vệ sức khoẻ tốt hơn, tránh được các bệnh như béo phì, tim mạch,...

Nồi chiên không dầu gây ung thư có đúng không?

Nồi chiên không dầu hoạt động dựa trên nguyên lý luân chuyển khí nóng ở nhiệt độ cao, có thể tạo ra Acrylamide trong một số thực phẩm. Acrylamide là một hợp chất có khả năng gây ung thư, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm 2A. Acrylamide được sản sinh ra từ đường và Asparagine có trong thực phẩm khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ví dụ như

  • Chiên ngập dầu sẽ tạo ra nhiều acrylamide và PAH nhất.
  • Rang và nướng cũng tạo ra các chất độc hại này, nhưng với mức độ thấp hơn.
  • Hấp và quay trong lò vi sóng ít tạo ra acrylamide và PAH.
  • Chiên bằng không dầu sử dụng ít dầu hơn nên tạo ra ít acrylamide hơn, đồng thời tránh được tình trạng tiếp xúc với PAH vốn là chất có thể gây ung thư phổi.

Asparagine chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, các loại hạt, các loại đậu, măng tây và khoai tây. Nguồn động vật bao gồm thịt gia cầm, thịt bò, trứng, một số loại cá và hải sản cũng như các sản phẩm từ sữa. Có nghĩa là, ngay cả khi không sử dụng nồi chiên không dầu thì dù chiên những loại thực phẩm này bằng chảo rán hoặc lò nướng thông thường sẽ đều sinh ra chất Acrylamide.

    Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng trước nhận định thực phẩm làm bằng nồi chiên không dầu có thể gây ung thư. Ngược lại, nồi chiên không dầu còn giúp giảm đáng kể lượng chất béo và calo nạp vào cơ thể. Liều lượng Acrylamide được tạo ra trong nồi chiên không dầu thấp hơn so với các phương pháp chiên rán truyền thống.

    Lưu ý khi sử dụng nồi chiên để giảm thiểu chất gây ung thư

    Về cơ bản, sử dụng nồi chiên không dầu chỉ cần vài bước đơn giản là: đặt thực phẩm vào nồi, chọn nhiệt độ và thời gian nướng rồi đợi nồi hoàn thành chu trình là xong. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa lượng acrylamide hấp thụ vào cơ thể thì cần lưu ý một số điều sau đây.

    1. Không sử dụng nhiệt độ quá cao trong thời gian dài

    Nhiệt độ cao (trên 180°C) thúc đẩy hình thành Acrylamide. Nên chiên ở nhiệt độ 160-180°C, điều chỉnh theo loại thực phẩm. Đối với các loại thực phẩm có hàm lượng asparagine cao như ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, và khoai tây,.. thì chỉ chế biến ở nhiệt độ dưới 180℃.

    Chiên càng lâu, lượng Acrylamide càng cao, do đó nên cắt nhỏ thực phẩm để chín nhanh và đồng đều. Cài đặt nhiệt độ và thời gian chính xác để tránh làm thức ăn bị cháy.

    Những món chiên đã chuyển sang màu vàng sậm hoặc cháy đen thì hãy đem bỏ đi, không nên ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    2. Ngâm trước khoai tây

    Ngâm khoai tây trong nước lạnh khoảng 15 – 30 phút trước khi chiên giúp loại bỏ một phần tinh bột. Đường trong tinh bột này là nguyên nhân chính tạo ra acrylamide khi chiên ở nhiệt độ cao.

    Tuy nhiên khoai tây, khoai lang, bánh mì,... là những thực phẩm dễ hình thành Acrylamide. Vậy nên cần hạn chế chiên rán các loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng tránh việc đông lạnh khoai tây vì quá trình đông lạnh có nguy cơ làm tăng hàm lượng acrylamide.

    3. Tránh chiên thực phẩm đông lạnh

    Thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản. Khi hâm nóng trong nồi chiên không dầu, một lượng nhỏ dầu sẽ được tạo ra từ các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm. Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo không lành mạnh, có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì.

    4. Vệ sinh nồi thường xuyên

    Vệ sinh nồi chiên không dầu thường xuyên là điều cần thiết để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và dầu mỡ tích tụ, giúp ngăn ngừa sự hình thành các chất hóa học và vi khuẩn có hại. Đồng thời giúp nồi hoạt động bền bỉ, êm ái và gia nhiệt nhanh chóng hơn, giúp món ăn chín đều nhanh hơn.

    Kết luận

    Nồi chiên không dầu không hoàn toàn an toàn nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư. Sử dụng đúng cách, ăn uống khoa học và cân bằng chế độ ăn uống là chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

    Như vậy ý kiến cho rằng nồi chiên không dầu gây ung thư là không đúng, mà thủ phạm thực sự là các chất được tạo ra trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao. Nồi chiên không dầu thậm chí còn giúp giảm đáng kể lượng chất béo và calo nạp vào cơ thể.

    Tham khảo sản phẩm nồi chiên không dầu của Hawonkoo:

    Bài viết liên quan

    Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


    Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

    Xem thêm

    Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


    Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

    Xem thêm

    Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


    Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

    Xem thêm