Máy ép chậm là gì? Đây là dòng sản phẩm hiện đại mới phổ biến trên thị trường Việt gần đây nhưng đã nhanh chóng chiếm được sự yêu thích của người tiêu dùng nhờ những ưu điểm vượt trội. Trong bài viết này, hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết thông tin về sản phẩm này nhé! Bắt đầu nào!
Nước ép là một dung dịch tự nhiên chứa các mô từ trái cây hoặc các loại rau. Nước ép được tạo ra bằng tác động ép, vắt hoặc giầm trái cây hay rau tươi không dùng nhiệt độ hay dung môi. Nước ép dùng uống có lợi cho sức khỏe, do đó máy ép chậm ra đời đáp lại nhu cầu sử dụng một loại máy giúp lấy hoàn toàn nước từ trái cây.
Máy ép chậm là một loại máy ép trái cây sử dụng trục nghiền dạng xoắn ốc để nghiền nát nguyên liệu với tốc độ chậm. Công nghệ ép chậm hạn chế tối đa sự tiếng ồn và ma sát giữa nguyên liệu và trục nghiền, giúp cho nước ép đậm đặc hơn, không bị tách nước, giữ trọn hương vị và dưỡng chất của trái cây, rau củ.
Máy ép chậm trong tiếng Anh là Slow juicer hay Juicer Machine.
Máy ép chậm hoạt động dựa trên công nghệ ép chậm với tốc độ quay của trục nghiền dao động từ khoảng 45 – 85 vòng/phút. Trục nghiền dạng xoắn ốc sẽ từ từ nghiền nát nguyên liệu, đẩy chúng qua lưới lọc. Quá trình này diễn ra chậm rãi mà gần như không tạo ra lực ly tâm hay ma sát mạnh nào, giúp giữ lại nhiều chất dinh dưỡng trong nước ép.
Tùy từng loại hoa quả và từng dòng máy khác nhau, người dùng có thể ép nguyên quả hoặc thái miếng nhỏ rồi đưa vào miệng máy ép. Tại thân máy, trục nghiền ép nước hoa quả qua lưới lọc và chảy vào cốc đựng sẵn, phần bã sẽ được đẩy ra đầu thoát bã của máy. Trái cây, rau củ ép kiệt bã từ 90 ~ 97% cho lượng nước ép lớn và lượng bã ít.
Về cơ bản, máy ép chậm bao gồm hai bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục nghiền đặc biệt.
Ngoài ra còn có các bộ phận:
Cùng xem bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm và công dụng của máy ép chậm so với máy ép thông thường nhé.
Đặc tính | Máy ép thường | Máy ép chậm |
Tốc độ | Quay nhanh với vận tốc tối đa 2400 vòng/phút. | Quay rất chậm với vận tốc chỉ 45 – 85 vòng/ phút. |
Tiếng ồn | Tạo ra tiếng ồn lớn. | Hạn chế tiếng ồn. |
Nhiệt lượng | Nhiệt lượng sinh ra khi ép tương đối lớn có thể làm mất chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm. | Ép chậm nên ít sinh nhiệt lượng nên bảo toàn tối đa dưỡng chất của thực phẩm. |
Loại nguyên liệu ép | ● Chỉ ép được các loại hoa quả thông thường. ● Không ép được các loại rau và trái cây đông lạnh. | ● Ép tốt được hầu hết các loại trái cây, rau, lá, củ quả. ● Một số model ép được cả trái cây đông lạnh để làm kem. |
Chất lượng nước ép | Nước ép vị nhạt, bị tách nước, lẫn bã, có bọt và bị oxi hóa ngay khi gặp không khí. | Nước ép đậm vị, không bị lẫn bã, không có bọt, không bị tách nước và oxi hóa, giữ nguyên được vitamin và dưỡng chất. |
Chất lượng bã | Không khô hẳn, vẫn còn nước. Ép không kiệt bã | Bã khô hơn 3 lần so với máy ép thông thường. Kiệt bã >90% |
Vệ sinh, lắp đặt | Dễ vệ sinh, khó lắp đặt | Dễ vệ sinh và lắp đặt |
Như vậy, qua bảng so sánh trên ta có thể đánh giá được một số đặc điểm của máy ép chậm.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Máy ép chậm trên thị trường hiện nay có hai loại chính là máy ép chậm trục đứng và máy ép chậm trục ngang.
Máy ép chậm trục đứng có thiết kế dọc, kích thước cao và sử dụng trục xoắn có phương thẳng đứng để nghiền ép thực phẩm. Sử dụng tối ưu cho các loại quả mềm như nho, chuối, dâu tây,..., Thường có thiết kế ống tiếp nguyên liệu lớn giúp dễ dàng thao tác, tuy nhiên cũng dễ bị kẹt ở trục xoắn, khiến máy ngưng hoạt động.
Máy ép chậm trục ngang có thiết kế khá cồng kềnh, sử dụng trục xoắn phương ngang để ép các loại rau xanh, củ quả cứng. Loại máy này có ưu điểm là không sợ kẹt máy, tuy nhiên ống tiếp nguyên liệu khá nhỏ và cần phải cắt nhỏ rau củ và dùng thanh nhồi để đẩy vào trục nghiền.
Máy ép chậm có thể ép được nhiều loại trái cây, rau củ và thực phẩm khác nhau như:
Khi sử dụng máy ép chậm, cần lưu ý một số điều sau:
Máy ép trái cây thông thường với tốc độ nhanh cho ra nước ép nhiều bọt, bị tách nước và trong phần bã vẫn còn lượng nước khá lớn. Trong khi đó máy ép chậm gần như không tạo ra lực ly tâm và ma sát nên không sinh ra nhiệt làm mất chất dinh dưỡng mà lượng nước ép nhiều hơn gấp đôi và lượng bã chỉ bằng ⅓ máy ép thông thường, hoàn toàn xứng đáng đầu tư để nâng cao sức khỏe gia đình.
Máy ép chậm có thể ép được rất nhiều loại trái cây, rau củ mà máy ép thông thường không thể ép được như: rau cải, đậu nành, củ gừng,… thậm chí còn có thể ép được trái cây đông lạnh để làm kem. Nước ép sẽ không bị tạo bọt, tách nước và oxy hóa, giữ nguyên được màu sắc và hương vị đậm đặc tự nhiên, có thể cất trữ trong tủ lạnh cả ngày dài mà vẫn giữ nguyên chất lượng của thức uống.
Máy ép chậm hiện đại tích hợp tính năng tự ngắt khi máy ép bị kẹt, bị quá tải hay khi ép quá lâu hoặc ép quá nhiều nguyên liệu,... Giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho động cơ máy.
Ngoài ra dòng sản phẩm này được lắp ráp từ các bộ phận dễ dàng tháo rời nên dễ vệ sinh hơn nhiều so với máy ép trái cây thông thường có quá nhiều phụ kiện và đặc biệt là các lưỡi dao khó vệ sinh, có thể gây đứt tay rất nguy hiểm. Nếu bỏ qua yếu tố giá thành khá cao thì máy ép chậm hoàn toàn xứng đáng là sự lựa chọn tối ưu cho mọi gia đình.
Mặc dù thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm máy ép chậm khác nhau, nhưng máy ép chậm Hawonkoo vẫn chiếm được cảm tình của nhiều chị em nội trợ vì thiết kế bắt mắt với nhiều tính năng ưu việt.
Xem chi tiết các sản phẩm máy ép chậm Hawonkoo có tại: https://hawonkoo.vn/may-ep-cham
Trên đây là chia sẻ của Hawonkoo về máy ép chậm là gì, đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động. Theo dõi chúng tôi để có những nội dung hữu ích hơn nhé!
Xem thêm: