Cách sử dụng bếp từ - Hướng dẫn đúng cách

Cách sử dụng bếp từ thế nào cho đúng chuẩn, an toàn và tiết kiệm điện, bạn đã biết chưa? Đây là câu hỏi phổ biến mà nhiều người thắc mắc khi mới lần đầu sử dụng loại bếp này. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu cách sử dụng và vệ sinh bếp từ đúng chuẩn trong nội dung dưới đây.

Cách sử dụng bếp từ

Đặc điểm cấu tạo & nguyên lý bếp từ

Bếp từ là loại bếp hoạt động bằng cách sử dụng gia nhiệt cảm ứng trực tiếp của các nồi nấu, thay vì dựa vào bức xạ gián tiếp, đối lưu hoặc dẫn nhiệt. Bếp từ có công suất cao và tăng nhiệt độ rất nhanh, có thể thay đổi nhiệt độ nấu ăn tức thời. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucault.

Bếp có một cuộn dây đồng dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt thường là thủy tinh. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimét trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.

Về cơ bản, bếp từ sẽ có cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

  • Mặt bếp: Bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong, thường được làm bằng kính chịu nhiệt, chịu lực, chống trầy xước tốt.
  • Bảng điều khiển: Nằm trên bề mặt kính bếp, có các nút bấm cơ hoặc cảm ứng để người dùng dễ dàng thao tác.
  • Mâm từ: Bộ phận quan trọng góp phần sinh nhiệt, đảm bảo bếp hoạt động ổn định, an toàn và bền bỉ.
  • Quạt gió: Nhiệm vụ làm mát, giảm nhiệt các linh kiện trong bếp, giúp cho bếp hoạt động ổn định và an toàn.

Dùng bếp từ có an toàn không?

Trong những năm gần đây, bếp từ đang dần trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Bởi lẽ, bếp từ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với bếp gas truyền thống như khả năng kiểm soát nhiệt độ chính xác, nấu ăn nhanh chóng, tiết kiệm điện năng và đặc biệt là an toàn. Cùng Hawonkoo điểm qua những lợi ích bếp từ mang lại nhé.

1. Tính năng an toàn 

Điểm khác biệt lớn nhất của bếp từ chính là khả năng an toàn vượt trội. Bếp từ sử dụng điện để hoạt động nên sẽ không có nguy cơ rò rỉ khí như bếp gas giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ, đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ.

Bếp từ được làm từ chất liệu cách điện, như mặt kính có khả năng cách điện, cách nhiệt, không bong tróc, phai màu. Phần khung bếp được làm bằng hợp kim thép và phủ lớp sơn tĩnh điện chống Oxy hóa, chống bám bẩn và là lớp cách điện an toàn.

Các loại bếp từ hiện nay được tích hợp rất nhiều tính năng thông minh giúp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cả người dùng và thiết bị như:

  • Khóa phím trẻ em: Sẽ vô hiệu hóa toàn bộ bàn phím cảm ứng để ngăn ngừa trẻ em vô tình nhấn nhầm nút, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Tự ngắt khi bị quá nhiệt: Giúp giảm thiểu khả năng quá nhiệt, trào bồi ra ngoài gây cháy nổ, đồng thời đảm bảo chất lượng món ăn và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
  • Chống cháy, chống trào tự động: Để ngăn ngừa cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Tự ngắt khi quá áp/thấp áp: Giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng.

Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm nấu nướng trên bếp từ mà không cần lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn như khi sử dụng bếp gas hay các loại bếp thông thường khác.

2. Mặt bếp không nóng

Nguyên lý hoạt động của bếp từ là sử dụng dòng điện cảm ứng để làm nóng nồi, chảo, chứ không truyền nhiệt trực tiếp lên mặt bếp. Do đó, khi chạm tay vào mặt bếp, người dùng sẽ không bị bỏng. Bếp từ còn có thiết kế mặt bếp bằng kính cường lực chịu nhiệt, bằng phẳng, các vùng nấu không có các kiềng như bếp gas.

3. Nấu nướng an toàn và thông minh 

Bếp từ truyền năng lượng trực tiếp đến nồi, khiến chúng nấu ăn nhanh hơn và hiệu quả hơn bếp gas hoặc điện. Bếp từ không tạo ra tia lử hay bức nhiệt do đó an toàn hơn so với bếp gas. Ngoài ra bếp từ có công suất lớn sẽ giúp chế biến món ăn nhanh hơn, dải điều chỉnh nhiệt rộng giúp sử dụng đúng mục đích mong muốn, tránh gây lãng phí nhiệt nặng, tiết kiệm điện.

4. Thẩm mỹ - Dễ dàng vệ sinh

Bếp từ có kiểu dáng hiện đại, sang trọng kết hợp với mặt kính nổi bật có thể làm tăng thêm vẻ đẹp cho bất kỳ không gian nhà bếp nào. Mặt bếp từ kính phẳng, nhẵn vì thế nên thức ăn không kẹt hoặc nước sẽ không đọng trên bếp gây khó khăn cho việc vệ sinh. Dễ dàng lau chùi bếp từ bằng bằng khăn mềm ẩm.

5. Không thải ra khí gây hại

Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của bếp từ so với bếp gas. Bếp gas đốt cháy nhiên liệu gas để tạo ra nhiệt, và quá trình này có thể tạo ra các khí thải độc hại như carbon monoxide (CO₂) và nitrogen dioxide (NO₂). Những khí thải này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là ở những người có bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề về phổi khác.

Do đó, bếp từ là một lựa chọn thay thế an toàn hơn cho bếp gas. Bếp từ không tạo ra khí độc nên rất tốt cho sức khỏe của cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cách sử dụng bếp từ an toàn & tiết kiệm điện

Bếp từ có cách dùng rất đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thế nào cho an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện. Vậy hãy để Hawonkoo mách bạn một số mẹo dưới đây nhé.

1. Chọn loại nồi phù hợp

Khi sử dụng bếp từ để đun nấu, cần chú ý chọn nồi có chất liệu và hình dạng phù hợp để tối ưu hiệu quả nấu nướng cũng như tiết kiệm thời gian và điện năng tiêu thụ, theo đó:

  • Chọn nồi có chất liệu dẫn từ tốt như nồi có đáy từ, làm từ inox, thép hoặc gang đúc và lưu ý không sử dụng nồi nhôm.
  • Chọn nồi có đáy phẳng, đường kính lớn hơn vòng từ khoảng 2cm để giúp nồi hấp thu mức nhiệt tốt nhất giúp thức ăn chín đều và nhanh hơn.

Bạn có thể tham khảo bộ nồi Hawonkoo CWH-070-PK được thiết kế đáy nồi 3 lớp bao gồm: 1 lớp nhôm lòng nồi, 1 lớp nhôm đặc biệt tăng độ hấp thụ nhiệt, 1 lớp inox có khả năng bắt từ với đường kính khác nhau, phù hợp với tiết diện từng loại xoong, nồi. Lòng nồi được phủ lớp chống dính Whitford - Xylan có khả năng chịu nhiệt cao, chống ăn mòn, kháng hóa chất, không bong tróc, không có chất PFOA, APEO gây ung thư, đặc biệt an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Bộ nồi Hawonkoo CWH-070

Đọc thêm nội dung liên quan: Bếp từ dùng nồi gì? Có kén nồi không? Cách nhận biết nồi bếp từ

2. Sử dụng đúng chức năng khi nấu

Bếp từ được trang bị nhiều chức năng nấu nướng khác nhau lập trình sẵn nhiệt độ lý tưởng để tối ưu hóa điện năng và hiệu quả khi đun nấu. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen chỉ dùng đúng một chức năng để nấu mọi món ăn, điều này sẽ khiến bếp tiêu tốn nhiều điện năng hơn rất nhiều.

3. Để nhiệt độ phù hợp

Bếp từ có khả năng sinh nhiệt lượng lớn và nhanh nên dễ gây cháy thức ăn hoặc trào bồi nếu sử dụng nhiệt độ quá cao. Do đó, cần chú ý sử dụng mức nhiệt thấp, sau đó tăng dần lên khi thức ăn đã nóng và cần thường xuyên quan sát và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại món ăn khác nhau. Đồng thời tránh để bếp hoạt động ở mức công suất cao quá lâu vì dễ khiến bếp bị quá tải, gây nguy hại cho bếp và người dùng nếu bếp từ không có chế độ tự ngắt khi quá nhiệt.

4. Đặt nồi đúng vị trí khi nấu

Để sử dụng bếp từ hiệu quả và tiết kiệm điện năng, cần lưu ý đặt nồi đúng vị trí của mâm từ. Mâm từ là thiết bị tạo ra nhiệt lượng cho bếp từ, được ký hiệu bằng một vòng tròn trắng trên mặt bếp. Khi nồi được đặt đúng vị trí của mâm từ, nhiệt lượng sẽ được truyền trực tiếp từ mâm từ vào nồi, giúp nấu ăn nhanh hơn, tiết kiệm điện năng và giúp mặt kính bền hơn vì trọng lượng được phân bổ đều.

Ngoài ra, cần kiểm tra xem nồi đã đặt đúng vị trí hay chưa rồi mới điều chỉnh nhiệt độ. Tránh điều chỉnh nhiệt độ trước khi đặt nồi lên bếp sẽ làm hao phí điện năng vì mâm từ sẽ hoạt động ngay cả khi chưa có nồi đặt trên bếp.

Các bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm bếp từ của Hawonkoo với chức năng tự nhận diện kích thước đáy nồi, giúp tối ưu trải nghiệm nấu nướng thông minh và an toàn

5. Tắt bếp trước vài phút

Tắt bếp trước vài phút khi thực phẩm gần chín sẽ giúp tiết kiệm điện năng hơn, bởi hơi nóng còn lại từ bếp từ cũng đủ để tiếp tục làm chín thức ăn. Ngoài ra, sau khi tắt bếp, hãy để bếp nguội tự nhiên trong khoảng 30 phút rồi mới rút nguồn điện để giúp bếp hoạt động bền bỉ hơn.

6. Vệ sinh bếp thường xuyên

Vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng vì vết dầu mỡ cháy khét lâu ngày trên mặt kính bếp sẽ cản trở quá trình truyền nhiệt, khiến bếp phải hoạt động với công suất cao hơn, từ đó gây hao tốn điện năng. Hơn nữa, vết thức ăn cháy khét lâu ngày cũng sẽ làm chênh lệch nhiệt độ khi nấu, gây áp lực lớn lên mặt kính, khiến mặt kính dễ bị nứt, vỡ.

Các bước vệ sinh - Bảo quản bếp từ

Bước 1: Tắt bếp

  • Chạm nút “ON/OFF” để tắt nguồn bếp và đợi đến khi các đèn chỉ báo tắt, sau đó rút dây nguồn của bếp ra khỏi ổ cắm.
  • Đợi một thời gian cho bếp nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh bếp.

Bước 2: Lau chùi sạch vết bẩn

  • Loại bỏ hết mảnh thức ăn vương vãi còn sót lại trên bếp, có thể sử dụng chất tẩy rửa trung tính hoặc nước rửa bát và khăn mềm để lau sạch cách vết bẩn trên bếp.
  • Có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch cửa thoát khí/tản nhiệt của bếp hoặc sử dụng vải mềm để lau sạch dầu mỡ.

Lưu ý:

  • Không sử bếp trực tiếp dưới vòi nước chảy hoặc nhúng bếp vào trong nước vì nước sẽ tràn vào bên trong và gây hỏng thiết bị.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh bếp vì sẽ gây ra các phản ứng hóa học.

Bước 3: Lau khô bếp

  • Sau khi lau bỏ bụi bẩn trên bếp, hãy sử dụng khăn khô mềm để lau khô bếp.

cách vệ sinh bếp từ

Lưu ý khi sử dụng bếp từ

Để sử dụng bếp từ một cách an toàn và hiệu quả, hãy lưu ý một số điều sau đây:

Trước khi sử dụng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bếp từ trước khi sử dụng.
  • Đảm bảo rằng bếp từ được lắp đặt đúng cách bởi một thợ điện có chuyên môn.
  • Sử dụng nồi nấu có đáy nhiễm từ.
  • Đặt nồi nấu vào giữa vùng nấu.

Khi sử dụng:

  • Bật bếp từ bằng nút nguồn.
  • Chọn vùng nấu và mức công suất mong muốn.
  • Điều chỉnh nhiệt độ bằng nút +/-.
  • Sử dụng chức năng hẹn giờ nếu cần thiết.
  • Tắt bếp từ sau khi nấu xong.

Một vài lưu ý khác:

  • Không dùng tay ướt để cắm dây nguồn, không dùng chung ổ cắm với các thiết bị khác.
  • Không đặt thiết bị gần nơi có lửa, khu vực ẩm ướt hoặc trên các bề mặt không bằng phẳng.
  • Không bật bếp đun khi trong nồi không có thực phẩm hoặc chất lỏng.
  • Không sử dụng bếp trên thảm trải sàn, khăn trải bàn hoặc các chất liệu chịu nhiệt kém khác.
  • Không dùng giấy bạc hoặc hộp nhựa vì sẽ bị chảy và dính vào bề mặt kính.
  • Không kéo nồi chảo trên bề mặt kính, luôn nhấc chảo lên khi muốn lấy để tránh làm trầy xước.
  • Không đặt vật nóng lên bảng điều khiển hoặc bất kỳ vùng không sinh nhiệt nào của bếp.
  • Đảm bảo mặt bếp và đáy dụng cụ nấu luôn sạch sẽ trước khi nấu, tránh việc các vết bẩn bám trên mặt bếp và gây đổi màu cho mặt bếp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết cách sử dụng bếp từ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm điện. Theo dõi Hawonkoo để cập nhật các mẹo hữu ích nha.

Đọc thêm các nội dung khác:

Bài viết liên quan

Bàn chải điện tiếng Anh là gì? Tiếng Trung là gì?


Bàn chải điện tiếng Anh là gì, bạn đã biết chưa? Hãy cùng Hawonkoo khám phá kho tàng từ vựng liên quan đến quạt cây trong bài viết này nhé!

Xem thêm

Bàn chải điện dành cho người niềng răng tốt nhất - Review


Có nên dùng bàn chải điện dành cho người niềng răng không? Tiêu chí lựa chọn sản phẩm phù hợp là gì và cách dùng thế nào để làm sạch và bảo vệ răng niềng?

Xem thêm

Nồi inox bị ra ten, ố vàng, loang lổ - Nguyên nhân và cách xử lý


Nồi inox bị ra ten là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng, ố vàng hoặc loang lổ trên bề mặt nồi. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé.

Xem thêm