Cách làm bánh pía bằng nồi chiên không dầu đơn giản tại nhà

Bánh pía là một trong những đặc sản của Sóc Trăng nổi tiếng với hương vị sầu riêng vô cùng lôi cuốn. Để có thể tạo ra những chiếc bánh pía ngọt bùi, thơm phức chuẩn vị ngay tại nhà, bạn đừng bỏ qua cách làm bánh pía bằng nồi chiên không dầu đơn giản trong bài viết dưới đây.

Cách làm bánh pía bằng nồi chiên không dầu

1. Nguyên liệu chuẩn bị

a. Phần Nhân bánh

  • Đậu xanh cà vỏ: 100g
  • Đường: 100g
  • Dầu ăn: 80g
  • Bột mì: 20g
  • Bột bánh dẻo: 20g 
  • Sầu riêng: 70g
  • Lòng đỏ trứng muối: 6 quả

b. Phần vỏ bánh

  • Bột mì: 160g
  • Đường: 30g
  • Dầu ăn: 30ml
  • Nước lọc: 30g
  • Muối: 1 ít

c. Phần bột ruột

  • Bột mì: 60g
  • Bột năng: 30g
  • Dầu ăn: 40g

2. Các bước làm bánh pía bằng nồi chiên không dầu

Bước 1: Nướng trứng muối

  • Ngâm lòng đỏ trứng muối trong rượu trắng và gừng khoảng 1 tiếng để lòng đỏ cứng hơn.
  • Sau đó vớt lòng đỏ trứng muối ra một bát khác, thêm 1 thìa dầu mè, 1 thìa đường nhỏ, trộn nhẹ lên và ướp trong khoảng 15 phút.
  • Cho trứng muối đã ướp vào nồi chiên không dầu có lót sẵn giấy nến, nướng ở 110 độ C trong 15 phút.
  • Hết thời gian cài đặt, bạn lấy lòng đỏ trứng ra ngoài và cắt làm đôi

Bước 2: Sên đậu xanh

  • Đậu xanh cà vỏ đem ngâm với nước khoảng 1 tiếng. 
  • Sau 1 tiếng đem xả sạch với nước khoảng 3 lần. Cho vào nồi cùng 250ml nước lọc đun sôi thì hé vung ra để chống trào.
  • Khi đậu xanh đã chín mềm thì cho ra bát, thêm 100g đường trộn đều.
  • Để đậu xanh nguội bớt rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp đậu xanh đã xay nhuyễn ra chảo sên ở lửa vừa.
  • Dùng 40g dầu ăn chia làm 3 phần lần lượt cho vào hỗn hợp đậu xanh. Khi chảo nóng thì hạ nhỏ lửa và khuấy đều, sên từ từ khoảng 20 phút cho đến khi đậu sệt lại thành 1 khối, không còn dính chảo nữa là được.
  • Cho 20g bột mì vào 40ml dầu ăn khuấy tan ra, rồi cho tiếp vào 20g bột bánh dẻo vào quậy đến khi bột không còn vón cục.
  • Cho hỗn hợp bột vào đậu xanh trộn đều. Sau đó dùng tay nhồi khoảng 3-5 phút cho đậu xanh mịn hơn.
  • Chia nhân đậu xanh thanh 12 phần bằng nhau.

Bước 3: Làm nhân bánh pía đậu xanh trứng muối

  • Vê tròn mỗi phần nhân, dùng ngón tay cái nhấn tạo thành hình cái giếng ở giữa.
  • Cho 1 ít sầu riêng đã chuẩn bị cùng 1 nửa lòng đỏ trứng muối đã cắt làm đôi vào giữa viên đậu xanh rồi vo tròn để bọc kín sầu riêng và trứng.
  • Thực hiện tương tự với các viên đậu xanh còn lại.

Bước 4: Làm vỏ bánh ngoài

  • Cho vào tô 30g đường, 30g dầu, 30g nước và 1 xíu muối khuấy đều.
  • Khi hỗn hợp tan hết thì cho 160g bột mì vào trộn đều. Nên chia bột mì thành 3 lần để cho vào.
  • Cho bột ra mặt phẳng sạch, từ từ thêm nước để nhồi bột cho bột dẻo và dai hơn. Bạn nên thêm nước từng chút một và tổng lượng nước cho thêm khoảng 30-35ml.
  • Lúc đầu bột có thể dính tay nhưng sau một thời gian tác động vật lý bằng các động tác nhồi, dập, kéo,... thì bột sẽ thay đổi rất bất ngờ đấy.
  • Sau khi bột mịn và có độ dai nhất định, cho trở lại vào tô và ủ khoảng 20 phút.

Bước 5: Làm phần bột ruột

  • Cho 60g bột mì, 30g bột năng, 40g dầu ăn vào trong 1 bát tô rồi trộn đều đến khi mịn là được.
  • Chia bột ruột làm 12 phần bằng nhau rồi để riêng.

Bước 6: Tạo hình bánh pía nhân đậu xanh trứng muối

  • Bột vỏ ngoài sau khi đã ủ đủ thời gian thì lấy ra chia thành 12 phần bằng nhau.
  • Thoa 1 ít bột mì lên cây cán bột và mặt phẳng nhồi rồi cán tròn viên bột vỏ để tạo thành hình tròn nhỏ.
  • Lấy phần bột ruột dàn đều theo hình dáng của bột vỏ.
  • Cuộn bột lần 1 rồi để bột nằm theo chiều dọc và cuộn tiếp lần thứ 2. Đậy bột lại và ủ để tránh bột bị khô.
  • Thực hiện lần lượt cho đến khi hết lớp bột vỏ và bột ruột.
  • Cán bột thành hình tròn nhỏ vừa đủ để bọc nhân. Cán viền ngoài mỏng hơn so với phần giữa để dễ kéo bột lên sau khi cho nhân vào.
  • Cho nhân đã chuẩn bị vào giữa, kéo các mép bột lên từ từ rồi túm lại cho kín hết phần nhân. Vê nhẹ viên bột cho tròn đều và đẹp hơn.
  • Úp mặt bánh có phần đầu túm xuống dưới, dùng mặt phẳng bằng ấn dẹt xuống để tạo thành hình chiếc bánh pía.

Bước 7: Nướng bánh pía bằng nồi chiên không dầu

  • Đặt bánh vào khay của nồi chiên đã lót sẵn giấy nến. Xếp bánh đều, không chồng chéo lên nhau.
  • Nướng bánh ở ở 180 độ C trong 10 phút. 
  • Sau 10 phút, trở mặt bánh rồi phết một lớp mỏng lòng đỏ trứng gà lên trên cho bánh có màu đẹp mắt hơn.
  • Cho bánh vào nướng tiếp ở 180 độ C trong 5 phút, nướng 2 lần tổng là 10 phút.

Bánh pía nhân đậu xanh sầu riêng sau khi nướng bằng nồi chiên không dầu có vỏ ngoài giòn nhẹ với màu vàng bắt mắt. Cắt đôi chiếc bánh thấy lớp vỏ bên trong lột da, tách thành nhiều lớp mỏng. Bánh thơm lừng mùi sầu riêng, vị bánh ngọt vừa, kết hợp hoàn hảo giữa sự béo bùi của đậu xanh và vị béo mặn của lòng đỏ trứng muối càng ăn càng mê.

Lưu ý khi làm bánh pía sầu riêng bằng nồi chiên không dầu

Để tạo ra những chiếc bánh pía ngon chuẩn vị Sóc Trăng, bạn đừng bỏ qua một số mẹo nhỏ dưới đây.

  • Khi làm nhân đậu xanh, bạn không nên sên quá khô để bánh vẫn giữ được độ mềm ẩm, tạo cảm giác mịn màng không gắt cổ.
  • Phết quá nhiều trứng lên bề mặt bánh khi nướng sẽ khiến bánh bị phồng và dễ cháy sém. Vì thế bạn chỉ nên phết một lớp trứng mỏng vừa đủ để tạo màu.
  • Nếu bạn muốn bánh béo ngậy thì có thể thay thế dầu ăn bằng mỡ heo khi chế biến.
  • Bạn nên để bánh qua một ngày rồi mới thưởng thức bởi lúc này, lớp dầu được tươm ra làm cho bánh mềm, thơm, ăn sẽ ngon hơn.

Cách thưởng thức và bảo quản bánh Pía

Thưởng thức bánh Pía làm bằng nồi chiên không dầu:

  • Bánh pía mới ra lò sẽ có lớp vỏ mềm dẻo và phần nhân thơm ngon nhất.
  • Thưởng thức bánh Pía cùng với trà nóng, đặc biệt là trà xanh hoặc trà hoa cúc, giúp cân bằng vị ngọt của bánh và tăng thêm hương vị.
  • Nên cắt bánh thành từng miếng vừa ăn để dễ thưởng thức và tránh bị rơi vãi nhân bánh.

Do được chế biến bằng nồi chiên không dầu nên bánh pía sẽ có xu hướng khô hơn so với bánh nướng lò. Vì vậy, việc bảo quản cũng cần được chú trọng hơn:

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng: Để bánh nguội hoàn toàn sau khi chiên rồi cho bánh vào hộp kín hoặc túi nilon có khóa zip để tránh bánh bị khô. Tốt nhất là sử dụng hết bánh trong vòng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng.
  • Bảo quản trong tủ lạnh: Có thể bảo quản bánh Pía khoảng 5-7 ngày nếu cho bánh vào hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.

Không nên để bánh ở nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng trực tiếp sẽ làm bánh nhanh bị mốc hoặc khô cứng. Khi ăn,  nên hâm nóng lại bánh bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ thấp khoảng 100-120°C trong vài phút hoặc lò vi sóng để bánh mềm và ngon hơn.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Bánh pía tươi ngon nhất là khi được ăn trong vòng vài ngày sau khi chế biến.
  • Nếu bánh có dấu hiệu bị mốc, có mùi lạ hoặc bị cứng thì không nên ăn.
  • Tránh hâm nóng bánh quá lâu hoặc ở nhiệt độ quá cao sẽ làm bánh bị khô và mất đi hương vị.

Như vậy, giờ đây bạn không cần phải đến tận Sóc Trăng để thưởng thức món bánh pía đặc sản nổi tiếng. Hy vọng, với cách làm bánh pía bằng nồi chiên không dầu siêu đơn giản này, bạn có thể tạo ra thêm một món ngon nữa vào thực đơn của gia đình.

Để sở hữu nồi chiên không dầu và nhiều thiết bị gia dụng hữu ích khác, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc truy cập website Hawonkoo.

Xem thêm các công thức khác:

Bài viết liên quan

#7 quà Tết cho người tiểu đường tốt nhất từ Hawonkoo


Chọn quà Tết cho người tiểu đường với các sản phẩm đồ gia dụng từ Hawonkoo là món quà ý nghĩa hỗ trợ lối sống lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Xem thêm

Quà Tết cho người ăn chay: Top 10+ món quà ý nghĩa


Tìm kiếm món quà Tết ý nghĩa cho người thân ăn chay? Đừng bỏ lỡ top 10+ gợi ý quà tặng độc đáo, tốt cho sức khỏe và mang đậm ý nghĩa. Click ngay để khám phá!

Xem thêm

10+ quà Tết Hàn Quốc độc đáo & ý nghĩa từ Hawonkoo


Khám phá 10+ món quà Tết Hàn Quốc từ Hawonkoo, mang đến sự tinh tế và thiết thực. Lựa chọn hoàn hảo để gửi gắm yêu thương và làm hài lòng người nhận.

Xem thêm