Cách làm bánh mì cuộn len bằng nồi chiên không dầu

Bánh mì cuộn len được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây bởi hình thù đẹp mắt, cốt bánh mềm mịn với đa dạng loại nhân lựa chọn. Để có thể tự thực hiện món bánh thơm ngon này tại nhà, mời bạn theo dõi 2 cách làm bánh mì cuộn len bằng nồi chiên không dầu trong bài viết dưới đây.

 

Bánh mì cuộn len bằng nồi chiên không dầu đơn giản

1. Nguyên liệu 

  • Bột mì số 11: 250g (khoảng 2 bát ăn cơm)
  • Trứng gà: 1 quả
  • Bơ lạt: 30g 
  • Sữa đặc: 40g (khoảng 1,5 thìa canh)
  • Đường: 20g (khoảng 2 thìa canh)
  • Muối: 3g 
  • Men nở: 3g (1 thìa cafe)
  • Sữa tươi không đường: 100g (1/2 chén ăn cơm)

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Trộn bột bánh mì cuộn len

  • Cho 100ml sữa tươi không đường, 1 quả trứng gà, 
  • 40g sữa đặc, 20g đường, 3g men nở vào bát tô trộn đều.
  • Kế tiếp cho 250g bột mì số 11 (hoặc bột mì đa dụng)  và 3g muối vào hỗn hợp trứng trộn đều để tạo thành 1 khối.

Bước 2: Nhồi và ủ bột

  • Cho bột ra mặt phẳng sạch, thêm 30g bơ lạt để mềm ở nhiệt độ phòng.
  • Nhồi bột khoảng 15 phút đến khi bột mịn và đỡ dính tay. Với công thức này, bột sẽ hơi ướt, tuy nhiên thành phẩm bánh mềm ẩm. Nếu bạn nhồi không quen tay có thể cho thêm một ít bột khô để bột không bị dính tay.
  • Khi thấy bột đã đạt yêu cầu, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát bột rồi ủ trong khoảng 1 tiếng để bột nở lên gấp đôi.
  • Sau khi ủ lần 1, bạn nhồi sơ lại và chia bột thành 5 phần.
  • Vê từng phần bột thành hình tròn rồi lại cho bột nghỉ 15 phút.

Bước 3: Tạo hình

  • Cán từng miếng bột dài ra theo hình chữ nhật.
  • Dùng dao cắt những đường thẳng nhỏ ở nửa bột bên dưới. Cắt càng nhỏ thì sợi len càng đều và đẹp.
  • Gấp 2 bên mép trên của miếng bột vào 1 xíu sau đó cuộn tròn lại từ trên xuống dưới
  • Thực hiện lần lượt cho đến khi hết các phần bột.
  • Cho từng cuộn bột sau khi tạo hình xếp thành vòng tròn vào khay hoặc vào lòng nồi chiên không dầu đã lót sẵn giấy nến.
  • Ủ bột lần 2 từ 45-60 phút cho bột nở ra gấp đôi.
  • Dùng sữa tươi hoặc trứng quét lên bề mặt và rắc mè trắng lên trên để bánh đẹp mắt và thơm hơn.

Bước 4: Nướng bánh mì cuộn len bằng nồi chiên không dầu

  • Cho bánh vào nồi nướng ở 150 độ trong 15 phút.
  • Khi mặt trên của bánh vàng thì trở mặt dưới nướng thêm 5 phút nữa để bánh vàng đều các mặt.

Thành phẩm

Bánh mì cuộn len làm bằng nồi chiên không dầu nở đều, đẹp. Bánh mềm mịn, thơm mùi bơ sữa với hình dạng cuộn len vô cùng bắt mắt.

Công thức bánh mì cuộn len nhân dừa

1. Nguyên liệu

Phần sốt

  • Bột mì số 13: 20g
  • Sữa tươi: 60ml
  • Nước: 60ml

Bột bánh mì cuộn len

  • Sữa tươi: 60ml
  • Men nở: 3g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Đường: 50g
  • Bột mì số 13: 300g
  • Muối: 5g
  • Bơ lạt để mềm: 60g 

Phần nhân 

  • Cơm dừa sấy khô: 50g
  • Nước nóng: 100g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Đường: 30g
  • Mè trắng + mè đen: 1 ít
  • Tinh chất vani: 1 ít

2. Các bước làm

Bước 1: Làm sốt sữa tươi

  • Cho vào nồi 20g bột mì số 13, 60ml sữa tươi và 60ml nước đun ở lửa vừa, khuấy đều đến khi hỗn hợp vừa sệt lại.
  • Cho hỗn hợp trên ra chén cho nguội bớt, không nên để nguyên trên bếp vì nhiệt dư có thể khiến  hỗn hợp bị khét.

Bước 2: kích hoạt men nở

  • Cho 110ml sữa tươi được đun ấm ở 45 độ C và 3g men nở vào 1 chiếc bát tô khuấy đều.
  • Để men nghỉ trong khoảng 10 phút đến khi thấy nổi váng như gạch cua.

Bước 3: Trộn bột

  • Sau khi men nở đã được kích hoạt, khuấy đều men rồi cho thêm vào 1 quả trứng gà, 50g đường đánh tan.
  • Tiếp tục cho 300g bột mì số 13, 5g muối trộn đều tất cả hỗn hợp. 
  • Cho phần sốt sữa tươi đã chuẩn bị vào cùng sau đó nhồi sơ và để nghỉ trong khoảng 20 phút.

Bước 4: Nhồi bột 

  • Sau 20 phút, khi bột đã có độ dai nhất định, cho 60g bơ lạt để mềm ở nhiệt độ phòng vào trộn đều.
  • Cho khối bột ra một mặt phẳng đã rắc một lớp bột áo mỏng và tiến hành nhồi bột trong khoảng 15 phút. 
  • Kết hợp nhồi, kéo và đập bột cho đến khi bột mềm, mịn, không còn dính lên tay hay mặt phẳng nhồi nữa là được. 
  • Cho bột vào lại trong tô ủ trong khoảng 1 tiếng. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín để bột không bị khô.

Lưu ý: Lúc mới nhồi, bột khá nhão và dính tay nhưng bạn yên tâm là sau khi nhồi một thời gian bột sẽ thay đổi hoàn toàn. Đặc biệt, bạn không nên thêm quá nhiều bột khô vào khi thấy dính tay vì dễ làm bánh bị chai hoặc không nở tốt.

Bước 5: Làm nhân bánh 

  • Cho 50g cơm dừa, 100ml nước nóng, 1 quả trứng gà cùng 30g đường vào bát trộn đều, sau đó để nghỉ trong khoảng 15 phút để dừa thấm đường.
  • Cho hỗn hợp dừa lên bếp xào đến khi sệt lại rồi 
  • Thêm 1 ít tinh chất vani vào nhân cho thơm rồi tắt bếp.

Bước 6: Tạo hình bánh

  • Sau 1 tiếng, khi bột đã nở ra gấp đôi, dùng tay ấn xuống bột để phần khí hơi thoát ra.
  • Rắc một ít bột áo lên mặt phẳng nhồi, cho bột ra rồi tiếp tục ấn cho thoát hết khí hơi.
  • Chia khối bột thành 5 phần bằng nhau sau đó vo tròn trừng khối bột.
  • Cán mỗi viên bột tròn nhỏ thành hình oval có chiều rộng 12cm
  • Cho phần nhân dừa lên 1 đầu của hình oval, rắc 1 ít mè lên nhân dừa.
  • Ở phần đầu còn lại của hình oval, bạn cắt thành từng sợi đều nhau có độ rộng khoảng 2mm.
  • Gấp bột ở phần nhân dừa rồi cuốn  lại giống như cuốn nem từ đầu cho đến cuối hình oval.
  • Làm tương tự với 4 cuộn bột còn lại.
  • Chuẩn bị khuôn bằng cách phết 1 lớp bơ đều vào mặt trong và lót dưới đáy khuôn 1 lớp giấy nến.
  • Xếp các cuộn len vào khuôn sao cho các đầu cuộn len tiếp xúc với nhau.
  • Bọc khuôn bánh bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ khoảng 1 tiếng cho bột nở gấp đôi.

Bước 7: Nướng bánh bằng nồi chiên không dầu

  • Sau 1 tiếng, lấy bột ra ngoài phết 1 lớp mỏng sữa tươi lên bề mặt bánh
  • Làm nóng nồi chiên trước ở 180 độ C trong vòng 15 phút.
  • Cho khay bánh vào nồi nướng ở 180 độ C trong 20 phút
  • Sau 20 phút trở mặt bánh nướng thêm 10 phút nữa là đc.

Thành phẩm

Sau khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi lò, mở khuôn và để nguội bớt. Bánh vàng đều, mềm xốp, có nhiều xớ theo từng lớp. Bánh có độ ẩm mịn vừa phải, không quá khô cũng không quá ướt. Nhân bánh dai, thơm mùi dừa và mè rang, vị ngọt vừa phải làm hài lòng tất cả những tín đồ mê bánh.

Lưu ý khi làm bánh mì cuộn len bằng nồi chiên không dầu 

Qua trải nghiệm thực tế, Hawonkoo chia sẻ tới bạn một số lưu ý để khắc phục những vấn đề thường xảy ra trong quá trình làm bánh mì cuộn len. Cụ thể:

1. Bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ phòng

Nguyên liệu làm bánh mì cuộn len đều được bảo quản ở nhiệt độ phòng, đặc biệt là bơ. Bơ bạn nên để ở bên ngoài cho mềm thì lúc nhồi bột sẽ rất dễ dàng và nhanh hòa trộn vào bột hơn. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng cũng sẽ giúp men nở hoạt động tốt, cho bánh được nở đều.

2. Nhiệt độ lý tưởng để men hoạt động là 45 độ C

Bạn nên đun sữa ấm tới nhiệt độ 45 độ C trước khi cho men nở vào bởi đây là nhiệt độ lý tưởng để men hoạt động. Nếu sữa ấm hơn hoặc lạnh hơn đều có thể khiến men không hoạt động tốt hoặc thậm chí làm chết men. Trường hợp bạn không thể kiểm tra độ nóng bằng cách cảm nhận thì hãy sắm một chiếc nhiệt kế chuyên dụng để có thể đo chính xác hơn.

3. Không thêm quá nhiều bột áo vào lúc nhồi

Lúc mới thêm bơ vào bột thường rất nhão và dính tay. Tuy nhiên, bạn chỉ nên rắc thêm một lớp bột áo mỏng khi nhồi để tránh làm chai bột bánh. Quá trình nhồi bơ và bột sẽ hòa vào nhau và giúp khối bột dai, dẻo, mịn mà không hề bị dính. 

4. Không nướng bánh ngay sau khi tạo hình

Sau bước tạo hình, bạn cần để bánh nghỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng để bánh nở to. Sau khi nướng bánh sẽ mềm xốp, không bị chai cứng. Tùy thuộc vào kích thước to nhỏ của bánh bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nướng cho phù hợp.

5. Nhân bánh tùy theo sở thích

Ngoài nhân dừa mè, bạn cũng có thể sử dụng socola, phô mai, nho khô, đậu đỏ, ... để làm nhân bánh. Việc thay đổi phần nhân theo sở thích sẽ giúp chiếc bánh mì cuộn len thêm độc đáo mà vẫn giữ được kết cấu bánh chuẩn, vị bánh thơm ngon không ngán.

6. Lựa chọn nồi chiên không dầu công nghệ đối lưu 

Công nghệ nướng đối lưu là một tính năng hiện đại giúp bánh chín nhanh và chín đều các mặt. Bánh được làm nóng và nướng chín đồng đều từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới  nên bạn sẽ không cần phải lật bánh nhiều lần. Ngoài ra, nồi chiên tích hợp các giàn nhiệt trên dưới và quạt gió đối lưu có khả năng giữ ẩm tốt, bánh sau khi nướng có độ mềm mịn và không hề bị khô.

Nồi chiên không dầu Hawonkoo AFH-180

Ăn bánh mì cuộn len như thế nào ngon?

Bánh mì cuộn len có thể được thưởng thức bất cứ lúc nào trong ngày, tùy theo sở thích mỗi người.

  • Buổi sáng: lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng đầy năng lượng, có thể ăn bánh mì cuộn len kèm với sữa tươi, trà hoặc cà phê.
  • Bữa phụ: là món ăn nhẹ lý tưởng để cung cấp năng lượng cho bạn vào bữa phụ sáng và giữa chiều, có thể ăn bánh kèm với trái cây tươi hoặc yogurt.
  • Bữa tối: bánh mì cuộn len có thể được dùng như món tráng miệng sau bữa tối, có thể ăn kèm kem tươi, sốt sô cô la hoặc trái cây sấy khô.

Cách bảo quản:

  • Bảo quản trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Cắt bánh mì cuộn len thành từng lát mỏng trước khi bảo quản trong tủ lạnh.
  • Bánh có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày.
  • Tránh để bánh mì cuộn len tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.
  • Nên hâm nóng bánh mì cuộn len trước khi ăn để bánh mềm mại và thơm ngon hơn.

Như vậy, với cách làm bánh mì cuộn len bằng nồi chiên không dầu siêu đơn giản, bạn đã có thể bổ sung thêm vào thực đơn bữa sáng một món ngon bổ dưỡng. Bánh mì cuộn len mềm mịn, bông xốp hứa hẹn sẽ làm hài lòng tất cả mọi thành viên trong gia đình bạn.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào?


Bếp từ thường dùng aptomat từ 20A - 60A tùy theo công suất tiêu thụ và hiệu điện thế của loại bếp từ sử dụng.

Xem thêm

Bếp từ có chiên xào được không? Hướng dẫn chi tiết


Bếp từ có thể chiên xào, rán thực phẩm một cách hiệu quả được. Tuy nhiên cần nắm được cách thức chọn lựa bếp từ, nồi và cân chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Xem thêm

Bếp từ có tính phong thủy không? Cách đặt bếp hợp mệnh


Bếp từ có tính phong thủy, được coi là nơi giữ lửa trong ngôi nhà. Cách bố trí bếp từ sao cho hợp mệnh gia chủ, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.

Xem thêm