Quạt gió bếp từ quạt không chạy - Cách xử lý

Tình trạng quạt gió bếp từ quạt không chạy không phải là hiếm gặp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng mà còn tiềm ẩn nguy cơ chập cháy, nguy hiểm cho người sử dụng. Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như thế nào cho hiệu quả sẽ được Hawonkoo trình bày chi tiết trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé.

Quạt gió bếp từ có chức năng gì?

Quạt gió của bếp từ hay còn gọi là quạt tản nhiệt, là bộ phận quan trọng có chức năng làm mát các bộ phận bên trong, đảm bảo linh kiện luôn giữ nhiệt độ ổn định khi hoạt động để đảm bảo độ bền cho bếp và an toàn cho người dùng.

Thông thường khi bếp hoạt động, quạt tản nhiệt sẽ tạo ra tiếng ồn nhỏ, đều và ổn định. Khi tắt bếp sẽ nghe thấy âm thanh này rõ hơn bởi quạt gió vẫn tiếp tục hoạt động trong vài phút để làm mát các linh kiện trước khi tắt hẳn.

Tuy nhiên, nếu khi bếp hoạt động mà quạt không phát ra tiếng ồn hoặc có tiếng nhưng lại bị gián đoạn, không đều hay to hơn bình thường thì chứng tỏ quạt gió đã gặp vấn đề. Khi quạt tản nhiệt không chạy sẽ gây ra các tác động như:

  • Giảm tuổi thọ bếp: Khi quạt gió không hoạt động, nhiệt độ bên trong bếp sẽ tăng cao, dẫn đến các linh kiện điện tử bị lão hóa nhanh chóng.
  • Tăng nguy cơ cháy nổ: Nhiệt độ cao có thể khiến các bộ phận bên trong bếp như mâm nhiệt, tụ điện, bo mạch có thể bị chập cháy, biến dạng, thậm chí gây nguy cơ hỏa hoạn.
  • Giảm hiệu quả nấu nướng: Khi không có quạt tản nhiệt, bếp nóng lên sẽ tự động ngắt để bảo vệ linh kiện khỏi hư hỏng do quá nhiệt nên sẽ gây gián đoạn quá trình nấu nướng.

Do đó, cần kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt để bảo vệ an toàn cho người dùng và độ bền của bếp.

Bếp từ quạt không chạy - Nguyên nhân và cách xử lý

Khi nhận thấy quạt bếp từ bất thường, việc đầu tiên cần làm là tắt bếp và ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Sau đó, hãy tiến hành kiểm tra xem quạt có gặp các lỗi sau đây hay không rồi tìm cách xử lý phù hợp.

1. Quạt bị kẹt bụi bẩn

Sau thời gian dài sử dụng, quạt tản nhiệt bếp từ có thể gặp trục trặc do bụi bẩn, tóc, lông động vật bám quanh trục quay và cản trở chuyển động. Lúc này chỉ cần vệ sinh quạt, loại bỏ các vật cản để quạt hoạt động bình thường trở lại. Các bước vệ sinh quạt tản nhiệt như sau:

  • Ngắt nguồn điện trước khi tiến hành vệ sinh.
  • Dùng bàn chải mềm, khăn lau hoặc máy hút bụi cầm tay để loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn thức ăn hoặc các vật khác bám trên quạt gió.
  • Pha loãng xà phòng với nước ấm, nhúng khăn mềm vào và vắt ráo nước.
  • Lau sạch bề mặt quạt gió để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và dầu mỡ bám dính. Lưu ý, tránh làm ướt các linh kiện bên trong bếp để không gây hư hỏng bếp.
  • Để quạt khô tự nhiên hoặc dùng khăn sạch lau khô quạt hoàn toàn trước khi lắp đặt lại vào bếp để không làm hỏng các linh kiện bếp khác.

Sau khi đã lắp quạt gió vào vị trí ban đầu, hãy kết nối bếp với nguồn điện, bật bếp và kiểm tra xem quạt có hoạt động bình thường không. Nếu quạt vẫn không quay thì rất có thể là do một trong các nguyên nhân dưới đây.

2. Dây dẫn bị lỗi

Nếu kết nối giữa quạt gió và bo mạch bị đứt, hỏng, lỏng lẻo hoặc chạm mạch sẽ khiến quạt gió bếp từ không chạy.

Để khắc phục vấn đề này, cần kiểm tra và gia cố lại dây dẫn để đảm bảo nguồn điện được cấp đầy đủ cho quạt quay. Nếu quạt vẫn không quay thì tốt nhất là liên hệ tới trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa.

3. Hỏng bo mạch

Bo mạch là bộ phận quan trọng có vai trò điều khiển mọi hoạt động của bếp từ. Khi bo mạch bị hỏng, bếp từ sẽ không thể hoạt động hoặc nếu có vào điện thì quạt tản nhiệt cũng không chạy.

Giải pháp cho trường hợp này là thay thế bo mạch mới sẽ giúp bếp hoạt động bình thường trở lại. Nếu không có kinh nghiệm sửa chữa đồ điện tử tại nhà thì hãy mang đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng để được hỗ trợ.

4. Quạt bị hỏng hoặc quá cũ

Sau khi thử các cách trên mà quạt gió bếp từ vẫn không chạy thì khả năng cao là quạt đã quá cũ hoặc bị hư hỏng nặng. Lúc này, chỉ cần tìm mua và thay thế một chiếc quạt mới là được.

Tuy nhiên, tốt nhất là mang bếp đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa uy tín để được kiểm tra và xử lý. Không tự ý tháo dỡ bếp ra sửa nếu không có chuyên môn để tránh nguy cơ cháy nổ, làm bếp hỏng nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến hệ thống điện trong gia đình.

Hướng dẫn vệ sinh quạt gió của bếp từ

1. Chuẩn bị

  • Tua vít nhỏ
  • Cọ mềm hoặc khăn lau
  • Máy hút bụi (tùy chọn)
  • Nước ấm pha xà phòng nhẹ

2. Cách thực hiện

  • 1. Ngắt nguồn điện bếp từ: nhằm đảm bảo an toàn trước nguồn điện khi thực hiện bất kỳ thao tác nào trên bếp.
  • 2. Tháo nắp quạt gió: nắp quạt gió thường được cố định bằng vít hoặc chốt, sử dụng tua vít nhỏ để tháo nắp cẩn thận. Nên để gọn ốc tránh mất mát
  • 3. Vệ sinh quạt gió: dùng cọ mềm hoặc khăn lau để loại bỏ bụi bẩn bám trên cánh quạt và khe quạt. Các thao tác lau chùi cần nhẹ nhàng tránh làm gãy cánh quạt
  • 4. Vệ sinh khe tản nhiệt: sử dụng máy hút bụi hoặc cọ mềm để loại bỏ bụi bẩn bám trong khe tản nhiệt. Việc vệ sinh khe tản nhiệt giúp đảm bảo lưu thông khí hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bếp.
  • 5. Lau khô quạt gió: dùng khăn lau khô quạt gió và khe tản nhiệt. Đảm bảo quạt gió và khe tản nhiệt được khô ráo hoàn toàn trước khi lắp đặt lại.
  • 6. Lắp lại nắp quạt gió: lắp nắp quạt gió và vít hoặc chốt cố định. Kiểm tra xem nắp quạt gió đã được lắp đặt chắc chắn hay chưa.
  • 7. Bật nguồn điện và kiểm tra: kiểm tra xem quạt gió đã hoạt động bình thường hay chưa. Lắng nghe tiếng ồn của quạt gió để đảm bảo không có bất kỳ âm thanh bất thường nào.

3. Lưu ý

  • Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc hóa chất để vệ sinh quạt gió.
  • Tránh để nước dính vào các bộ phận điện của bếp.
  • Nếu Quý khách hàng không tự tin thực hiện vệ sinh quạt gió, vui lòng liên hệ với dịch vụ bảo hành của hãng bếp để được hỗ trợ.
  • Nên thực hiện định kỳ để đảm bảo tối đa tuổi thọ hoạt động cho quạt gió và bếp từ

Lưu ý khi sử dụng bếp từ

Sử dụng bếp từ đúng cách không chỉ giúp hạn chế tình trạng quạt gió không chạy mà còn đảm bảo quá trình nấu ăn hiệu quả và an toàn hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản bếp từ đúng cách.

  • Kiểm tra bếp thường xuyên để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn và khắc phục sự cố.
  • Đặt nồi chính giữa vùng nấu để bếp truyền nhiệt tốt hơn, giúp tiết kiệm điện năng và thời gian nấu.
  • Sử dụng nguồn điện ổn định, đúng mức điện áp để tránh gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng thiết bị.
  • Chọn dây điện, phích cắm có phù hợp với bếp.
  • Đặt bếp ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, gần lửa hoặc kim loại.
  • Sử dụng nồi chảo có chất liệu phù hợp với bếp từ như inox, gang,...
  • Không để nồi không trên bếp đang hoạt động.
  • Không đặt đặt các vật dụng khác lên mặt bếp.
  • Đợi bếp nguội hẳn rồi dùng khăn lau sạch vết bẩn, thức ăn và dầu mỡ tích tụ.
  • Không vệ sinh bếp dưới vòi nước trực tiếp hoặc nhúng sản phẩm vào nước.
  • Không được dùng hóa chất mạnh để vệ sinh mặt bếp.
  • Nếu phát hiện bếp bị nứt vỡ thì cần ngưng sử dụng và đem đi sửa chữa ở các cửa hàng uy tín.

Như vậy Hawonkoo đã chia sẻ những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng quạt gió bếp từ quạt không chạy. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng bếp từ hiệu quả và đạt công suất cao nhất.

Bài viết liên quan

Bàn chải điện tiếng Anh là gì? Tiếng Trung là gì?


Bàn chải điện tiếng Anh là gì, bạn đã biết chưa? Hãy cùng Hawonkoo khám phá kho tàng từ vựng liên quan đến quạt cây trong bài viết này nhé!

Xem thêm

Bàn chải điện dành cho người niềng răng tốt nhất - Review


Có nên dùng bàn chải điện dành cho người niềng răng không? Tiêu chí lựa chọn sản phẩm phù hợp là gì và cách dùng thế nào để làm sạch và bảo vệ răng niềng?

Xem thêm

Nồi inox bị ra ten, ố vàng, loang lổ - Nguyên nhân và cách xử lý


Nồi inox bị ra ten là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng, ố vàng hoặc loang lổ trên bề mặt nồi. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé.

Xem thêm