Bếp từ không lên nguồn - Nguyên nhân và cách xử lý

Bếp từ không lên nguồn là tình trạng mà không ít người dùng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do các bộ phận trong bếp bị hỏng hoặc do người dùng sử dụng sai cách. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách khắc phục và sử dụng, bảo quản cho bếp hoạt động ổn định, bền lâu và hiệu quả nhé.

Bếp từ không lên nguồn - Kiểm tra và xử lý

Có nhiều nguyên nhân khiến bếp từ không lên nguồn, nhưng dễ nhận biết và khắc phục nhất là các lỗi do tác nhân bên ngoài như người dùng quên cắm điện, nguồn điện không ổn định hoặc nước tràn vào mặt bếp,...

1. Chưa cắm điện

Lỗi quên cắm điện là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến bếp từ không lên nguồn, đặc biệt là với những người mới chuyển từ bếp gas sang bếp từ. Lỗi này thường xảy ra khi sử dụng dòng bếp từ đơn cần ổ cắm trực tiếp, chứ không gặp ở loại bếp từ sử dụng aptomat riêng.

Cách xử lý là chỉ cần cắm dây nguồn chắc chắn vào ổ điện và thử bật lại xem bếp có hoạt động bình thường không. Nếu cắm điện rồi mà bếp vẫn không lên nguồn thì rất có thể là do một trong các nguyên nhân dưới đây.

2. Nguồn điện không ổn định

Bếp từ cần được cung cấp nguồn điện ổn định khoảng 220V – 240V để hoạt động hiệu quả. Nếu điện áp không đủ sẽ khiến bếp từ không thể lên nguồn hoặc tắt nguồn đột ngột. Nếu điện áp vượt quá 240V cũng có thể gây chập mạch và khiến tắt bếp đột ngột.

Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra mức điện áp đầu vào. Nếu điện áp thấp hoặc cao quá mức cho phép, hãy lắp đặt ổn áp hoặc tăng áp để đảm bảo nguồn điện ổn định. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tránh sử dụng bếp từ vào những giờ cao điểm để giúp duy trì hiệu suất nấu nướng.

3. Nước tràn vào mặt bếp

Tất cả các loại thiết bị điện bao gồm cả bếp từ khi bị dính nước đều sẽ tiềm ẩn nguy cơ chập cháy rất nguy hiểm. Khi nước hay chất lỏng tràn lên bề mặt bếp sẽ len lỏi qua các kẽ hở và gây chập bo mạch bên trong, khiến bếp bị tắt nguồn đột ngột. Đặc biệt, nếu lượng nước quá nhiều còn dẫn đến cháy nổ bếp, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Lúc này, hãy ngắt nguồn điện ngay lập tức rồi dùng khăn lau khô bề mặt bếp. Nếu thấy các bộ phận bên trong đã bị ngấm nước thì hãy mang bếp đến trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra và vệ sinh hệ thống linh kiện bên trong.

4. Bảng điều khiển bị hỏng

Sau khi kiểm tra các lỗi trên mà bếp từ vẫn không lên nguồn thì nguyên nhân rất có thể là do bảng điều khiển đã bị hỏng.

Hãy tắt bếp khoảng 10 – 15 phút rồi khởi động lại xem bếp có hoạt động hay không. Nếu bếp vẫn không bật được thì hãy mang tới trung tâm bảo hành hoặc liên hệ với các đơn vị sửa chữa để được hỗ trợ kịp thời.

5. Hỏng bo mạch bên trong

Khi bếp từ bị nhảy aptomat hoặc phát ra tiếng nổ chập điện là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy bếp từ đang bị cháy IGBT bên trong bo mạch điện tử. Nếu IGBT và IC điện bị hỏng, bếp từ sẽ không thể lên nguồn.

Lúc này, bạn tuyệt đối không bật lại bếp hay aptomat ngay lập tức mà hãy ngắt nguồn điện và liên hệ trung tâm sửa chữa, bảo hành để được hỗ trợ kịp thời.

6. Cầu chì bếp từ bị đứt hoặc nổ

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bếp từ không lên nguồn là do cầu chì hoặc biến áp của bếp bị hỏng. Để xác định chính xác nguyên nhân, cần kiểm tra cầu chì và biến áp của bếp xem có bị đứt hay nổ không.

Nếu các bộ phận này bị hỏng thì hãy mang bếp từ đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để được hỗ trợ. Không được tự ý tháo dỡ, thay mới tại nhà vì nếu không có kỹ thuật chuyên môn sẽ khiếp bếp từ hỏng hóc nghiêm trọng hơn.

7. Tụ điện 5uF hỏng

Tụ điện 5uF của bếp từ bị đứt, hỏng, hoạt động yếu hoặc quá cũ cũng khiến bếp từ không lên nguồn. Nguyên nhân là do tụ điện sử dụng lâu ngày có hiện tượng đứt điện trở cấp nguồn sơ cấp, khiến giá trị điện dung của tụ điện bị giảm đi. Và tụ điện không đủ nguồn điện để cung cấp cho sò công suất và IC điện để bếp từ lên nguồn hoạt động.

Trường hợp này thì cần thay thế tụ điện lọc nguồn 5uF mới để đảm bảo nguồn điện cấp cho bếp từ được lưu thông tốt. Tốt nhất là mang đến cửa hàng sửa chữa đồ điện để được kiểm tra và hỗ trợ.

8. Nhiệt độ bếp cao

Khi bếp từ hoạt động với công suất lớn trong thời gian dài sẽ khiến bếp nóng lên nhanh chóng, đồng thời hệ thống thông gió cũng phải hoạt động liên tục để tản nhiệt, dẫn đến quá tải và hư hỏng.

Khi nhiệt độ bếp vượt quá mức giới hạn, bếp sẽ tự động ngắt nguồn để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu mức độ hư hỏng quá nghiêm trọng, bếp từ có thể không thể hoạt động trở lại trong những lần sử dụng tiếp theo.

Do đó, bạn hãy tắt bếp 10 – 15 phút cho bếp nguội hẳn rồi thử bật lại xem bếp có lên nguồn không. Bên cạnh đó, cần lưu ý sử dụng bếp với công suất nhiệt vừa phải, phân bổ mức nhiệt hợp lý, không để bếp hoạt động ở nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài.

Các bước sử dụng và bảo quản bếp từ

Sử dụng bếp từ đúng cách không chỉ giúp hạn chế tình trạng bếp từ không lên nguồn mà còn đảm bảo quá trình nấu ăn hiệu quả và an toàn hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản bếp từ đúng cách.

1. Cách sử dụng

  • Kiểm tra bếp thường xuyên để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn và khắc phục sự cố.
  • Đặt nồi chính giữa vùng nấu để bếp truyền nhiệt tốt hơn, giúp tiết kiệm điện năng và thời gian nấu.
  • Sử dụng nguồn điện ổn định, đúng mức điện áp để tránh gây ra hiện tượng cháy hoặc hỏng thiết bị.
  • Chọn dây điện, phích cắm có phù hợp với bếp.
  • Đặt bếp ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, gần lửa hoặc kim loại.
  • Sử dụng nồi chảo có chất liệu phù hợp với bếp từ như inox, gang,...
  • Không để nồi không trên bếp đang hoạt động.
  • Không đặt đặt các vật dụng khác lên mặt bếp.

2. Cách bảo quản và vệ sinh

  • Đợi bếp nguội hẳn rồi dùng khăn lau sạch vết bẩn, thức ăn và dầu mỡ tích tụ.
  • Không vệ sinh bếp dưới vòi nước trực tiếp hoặc nhúng sản phẩm vào nước.
  • Không được dùng hóa chất mạnh để vệ sinh mặt bếp.
  • Nếu phát hiện bếp bị nứt vỡ thì cần ngưng sử dụng và đem đi sửa chữa ở các cửa hàng uy tín.

Như vậy Hawonkoo đã chia sẻ những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bếp từ không lên nguồn. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng bếp từ hiệu quả và đạt công suất cao nhất.

Xem thêm các vấn đề khác mà Hawonkoo chia sẻ:

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm