Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý

Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, bị khóa,... là vấn đề mà rất nhiều người dùng gặp phải. Vậy nguyên nhân là do bếp hay do người dùng sử dụng sai cách? Tất cả thông tin về vấn đề này sẽ được Hawonkoo chia sẻ trong nội dung dưới đây! Cùng tìm hiểu nhé!

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý

Bếp điện không lên nguồn

1. Nguyên nhân

  • Bếp điện yêu cầu điện áp ổn định trong khoảng 220-240V để hoạt động. Điện áp yếu hoặc quá cao có thể khiến bếp không lên nguồn hoặc tắt đột ngột.
  • Lỗi người dùng quên cắm điện phổ biến ở những người mới chuyển sang dùng bếp điện từ các loại bếp truyền thống.
  • Nước hoặc chất lỏng tràn lên bề mặt có thể len vào bên trong, gây chập bo mạch, tắt nguồn đột ngột hoặc nghiêm trọng hơn là cháy nổ.
  • Một số linh kiện bên trong như bảng mạch, biến áp hoặc cầu chì có thể bị hỏng do quá tải hoặc đã quá cũ.
  • Sử dụng bếp ở nhiệt độ cao liên tục có thể khiến bếp tự ngắt để bảo vệ linh kiện.
  • Ổ cắm điện không chắc chắn, dây điện bị lỏng hoặc bị hỏng, dây dẫn bên trong hoặc ngoài bếp bị chạm mạch, đứt hoặc nứt gãy.
  • Bảng điều khiển cảm ứng, nút nguồn hoặc các phím điều khiển bị hỏng.
  • Bếp điện giá rẻ, không rõ nguồn gốc thường dễ gặp lỗi chập nguồn hoặc không lên nguồn.

2. Cách xử lý

  • Kiểm tra điện áp đầu vào bằng máy đo. Nếu điện áp không đạt chuẩn thì hãy lắp ổn áp hoặc liên hệ thợ chuyên nghiệp để sửa chữa.
  • Kiểm tra lại nguồn và đảm bảo dây cắm đã được kết nối chặt chẽ với ổ điện, dây không bị lỏng hay đứt.
  • Nếu nước tràn vào mặt bếp thì hãy ngắt nguồn điện, lau khô mặt bếp và có thể đưa bếp đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra nếu bật không lên.
  • Nếu bếp tự ngắt do quá tải thì rút nguồn để bếp nghỉ, điều chỉnh dải nhiệt phù hợp, tránh để bếp hoạt động ở mức nhiệt tối đa trong thời gian dài.
  • Thay thế bếp điện từ các thương hiệu uy tín, có bảo hành đầy đủ để tránh các lỗi tương tự.
  • Đôi với những lỗi như hỏng linh kiện, bảng mạch thì cần liên hệ đến trung tâm bảo hành để sửa chữa.

Đọc thêm nội dung: Bếp từ không lên nguồn - Nguyên nhân và cách xử lý

Bếp điện không nóng

1. Nguyên nhân

  • Nguồn điện không ổn định, yếu hoặc chập chờn, không đạt đủ điện áp theo yêu cầu của bếp.
  • Lắp đặt sai cách, nối dây điện không đúng sẽ gặp lỗi không hoạt động đúng cách.
  • Dụng cụ nấu không tương thích như bếp điện từ chỉ làm nóng được các nồi, chảo có đáy nhiễm từ.
  • Dụng cụ nấu quá nhỏ hoặc đặt không đúng vị trí trên vùng nấu.
  • Linh kiện bên trong hỏng như đứt dây mayso, đèn halogen hỏng hoặc lỗi ở transistor IGBT đều có thể làm bếp không sinh nhiệt.

2. Cách xử lý

  • Kiểm tra nguồn điện và ổ cắm đảm bảo điện áp ổn định, có thể sử dụng bộ ổn áp khi cần thiết để bếp hoạt động tốt hơn.
  • Kiểm tra mối nối dây điện, đảm bảo dây không bị lỏng hoặc nối sai. Liên hệ thợ sửa nếu không tự sửa được.
  • Chọn nồi, chảo có đáy nhiễm từ và bề mặt phẳng cho bếp từ, đảm bảo dụng cụ có kích thước phù hợp với vùng nấu.
  • Nếu các bước trên không giải quyết được vấn đề, có thể các linh kiện bên trong đã bị hỏng. Liên hệ trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên để kiểm tra và sửa chữa.

Bếp điện bị khoá

1. Nguyên nhân

  • Kích hoạt chế độ khóa an toàn vô hiệu hóa các phím điều khiển để tránh trẻ em vô tình chạm vào làm thay đổi nhiệt độ hoặc bật bếp.
  • Chức năng khóa bảng điều khiển để lau dọn bề mặt bếp đang được kích hoạt.
  • Khi bếp phát hiện nhiệt độ quá cao, chức năng cảm biến có thể kích hoạt chế độ bảo vệ, tạm thời khóa bếp để giảm nhiệt độ và ngăn ngừa sự cố.
  • Lỗi hệ thống hoặc bảng điều khiển khiến bếp bị khóa, có thể do điện áp không ổn định, nhiễu tín hiệu hoặc hư hỏng của các linh kiện.
  • Một số bếp điện có chức năng hẹn giờ sẽ tự động khóa bếp sau khi kết thúc thời gian cài đặt.

2. Cách xử lý

  • Tìm biểu tượng "khóa" hoặc "child lock", “chế độ vệ sinh” và giữ nút trong vài giây để tắt chế độ này, tham khảo hướng dẫn từng model.
  • Nếu bếp bị khóa do cảm biến nhiệt độ, hãy để bếp nguội hoàn toàn rồi thử khởi động lại. Kiểm tra xem các quạt thông gió và lỗ thông hơi có bị chặn không, vì điều này có thể dẫn đến quá nhiệt.
  • Trường hợp do lỗi hệ thống, thử tắt nguồn bếp, rút phích cắm ra khỏi ổ điện, đợi khoảng 10 phút rồi cắm lại để reset. Nếu vẫn bị khóa thì hãy mang đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

Bếp điện hiện E0

1. Nguyên nhân

Lỗi E0 trên bếp điện từ thường xuất hiện khi sử dụng nồi, chảo nấu không phù hợp:

  • Không có dụng cụ nấu hoặc nấu bằng nồi, chảo không nhiễm từ trên bếp điện từ, bếp sẽ báo lỗi E0.
  • Đường kính nồi nấu nhỏ hơn vùng nấu bếp sẽ không nhận diện được và báo lỗi.

Lỗi E0 trên bếp điện từ thường xuất hiện khi sử dụng nồi, chảo nấu không phù hợp.

Lỗi E0 trên bếp điện từ thường xuất hiện khi sử dụng nồi, chảo nấu không phù hợp.

2. Cách xử lý

  • Đặt dụng cụ nấu lên bếp, đảm bảo đặt nồi, chảo đúng vị trí vùng nấu và kích thước đáy nồi phù hợp với vùng nấu.
  • Sử dụng nồi có chất liệu nhiễm từ như gang đúc, thép không gỉ cho bếp điện từ.
  • Dùng nam châm để kiểm tra xem đáy nồi có bị nam châm hút không. Nếu bị hút, tức là nồi có khả năng nhiễm từ và có thể sử dụng được với bếp từ.
  • Đảm bảo vùng nấu sạch sẽ, không có vật cản nào che khuất cảm biến của bếp.

Bếp điện báo lỗi E1

1. Nguyên nhân

  • Điện trở bên trong bếp quá cao, vượt quá ngưỡng an toàn, bếp điện sẽ báo lỗi E1 để ngăn ngừa nguy cơ hỏng hóc hoặc quá tải.
  • Tụ lọc nguồn bị đứt hoặc gặp vấn đề khiến nguồn điện cung cấp cho bếp không ổn định.
  • Cảm biến bên trong bếp có thể bị han gỉ, đứt hoặc không hoạt động đúng cách, gây ra lỗi E1.

2. Cách xử lý

Kiểm tra bên ngoài bếp:

  • Tắt bếp và kiểm tra xem nguồn điện có ổn định hay không. Nếu nguồn điện không ổn định có thể sử dụng ổn áp để đảm bảo điện áp phù hợp với công suất của bếp.
  • Đảm bảo quạt gió của bếp không bị kẹt hoặc bám bụi, có thể làm mát các linh kiện bên trong bếp hiệu quả.
  • Đảm bảo các khe thông gió không bị bịt kín, giúp bếp tản nhiệt tốt hơn và giảm nguy cơ quá nhiệt.

Tháo và kiểm tra bên trong bếp:

  • Nếu bo mạch bị bám quá nhiều bụi bẩn, tháo rời và vệ sinh để cải thiện hiệu suất hoạt động.
  • Sử dụng máy đo điện trở để kiểm tra mạch nhận nồi. Nếu điện trở quá cao hoặc mạch gặp sự cố, nên liên hệ dịch vụ bảo hành để được hỗ trợ.
  • Nếu tụ lọc nguồn bị đứt hoặc hỏng, hãy hàn lại hoặc thay thế tụ mới để đảm bảo bếp hoạt động ổn định.
  • Nếu cảm biến bị han gỉ hoặc đứt, hãy thay thế cảm biến mới để khôi phục khả năng nhận diện nhiệt độ của bếp.

Trường hợp kiểm tra và thực hiện các bước trên mà lỗi E1 vẫn xuất hiện, bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được hỗ trợ sửa chữa.

Bếp điện báo lỗi E2

1. Nguyên nhân

  • Lỗi cảm biến nhiệt: Cảm biến nhiệt có nhiệm vụ đo và kiểm soát nhiệt độ mặt bếp để điều chỉnh công suất hoạt động. Khi cảm biến bị hỏng hoặc hoạt động không đúng, bếp sẽ không thể nhận diện chính xác nhiệt độ, dẫn đến lỗi E2 nhằm bảo vệ an toàn cho thiết bị.
  • Nguồn điện không ổn định: Bếp điện cần nguồn điện ổn định khoảng 220V để hoạt động tốt nhất. Nếu điện áp quá cao hoặc quá thấp, bếp có thể gặp sự cố và báo lỗi E2 nhằm ngăn chặn các tình huống nguy hiểm.
  • Quá tải nhiệt: Việc sử dụng bếp trong thời gian dài hoặc nấu ở mức công suất cao có thể khiến bếp bị quá tải nhiệt. Khi nhiệt độ quá mức an toàn, bếp sẽ tự động báo lỗi E2 để bảo vệ các linh kiện bên trong.

2. Cách xử lý

  • Nếu bếp hoạt động quá tải thì hãy tắt bếp và để nguội trong 15-20 phút để giảm nhiệt độ hoàn toàn, sau đó bật lại để kiểm tra xem bếp có hoạt động bình thường không.
  • Nếu lỗi do cảm biến nhiệt, hãy liên hệ trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chuyên nghiệp để hỗ trợ.
  • Đảm bảo nguồn điện cấp cho bếp ổn định, khong bị ngắt quãng. Sử dụng ổn áp nếu nguồn điện trong nhà thường xuyên không ổn định, giúp duy trì mức điện áp phù hợp.

Bếp điện báo lỗi E3

1. Nguyên nhân

Lỗi E3 trên bếp điện chủ yếu là do gặp vấn đề về sự cố tản nhiệt. Lỗi này có thể báo lên khi  đang trong quá trình nấu nướng hoặc khi vừa mới cắm điện vào.

  • Nhiệt độ bếp quá cao do nấu nướng liên tục trong thời gian dài.
  • Lỗ thông gió bị bít kín làm cản trở quá trình lưu thông khí và tản nhiệt.
  • Quạt tản nhiệt bị hỏng không thể làm mát bếp.

2. Cách xử lý

  • Tắt bếp và đợi 10 - 15 phút cho bếp nguội hoàn toàn rồi tháo quạt tản nhiệt ra vệ sinh.
  • Kiểm tra xem lỗ thông gió đảm bảo các khe thoát khí không bị bít tắc và loại bỏ các vật cản để bếp tản nhiệt tốt hơn.
  • Bật bếp kiểm tra xem quạt tản nhiệt có hoạt động bình thường không. Nếu quạt bị hỏng thì hãy liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa hoặc thay thế.

Bếp điện báo lỗi E4

1. Nguyên nhân

  • Bếp điện hoạt động với công suất cao trong thời gian dài.
  • Đặt bếp ở vị trí chật chội, ẩm ướt, không thông thoáng gây khó khăn cho quạt tản nhiệt.
  • Nguồn điện không ổn định, quá yếu hoặc vượt mức quy định của bếp.
  • Sử dụng trong giờ cao điểm hoặc cắm chung ổ cắm với nhiều thiết bị khác.

2. Cách xử lý

  • Tắt bếp, nhấc nồi ra để bếp để tản nhiệt nhanh hơn, để bếp nghỉ khoảng 30 phút cho nguội hoàn toàn.
  • Cắm thử vào ổ điện khác để kiểm tra xem bếp có hoạt động bình thường không.
  • Lắp đặt bếp ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao bên ngoài.
  • Sử dụng ổ cắm riêng cho bếp điện, tránh cắm chung bếp với các thiết bị điện khác để đảm bảo nguồn điện ổn định.
  • Có thể sử dụng ổn áp để điều chỉnh điện áp đầu vào, đảm bảo bếp luôn nhận được nguồn điện ổn định.
  • Nếu đã thử các biện pháp trên mà lỗi E4 vẫn chưa được khắc phục, hãy liên hệ trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

Bếp điện báo lỗi E6

1. Nguyên nhân

Lỗi E6 trên bếp điện thường do tình trạng quá nhiệt, khiến bếp ngừng hoạt động để bảo vệ người dùng và linh kiện bên trong. Nguyên nhân chính dẫn đến lỗi E6 bao gồm:

  • Sử dụng bếp ở công suất cao trong thời gian dài, làm tăng nhiệt độ bên trong bếp quá mức.
  • Quạt tản nhiệt không hoạt động, hoặc bị bám bụi bẩn, dầu mỡ làm giảm hiệu suất tản nhiệt khiến nhiệt độ bên trong tăng cao và bếp báo lỗi E6.
  • Cảm biến nhiệt bị hỏng hoặc hoạt động không ổn định, khiến bếp báo lỗi E6 ngay cả khi nhiệt độ chưa quá cao.

2. Cách xử lý

  • Tắt bếp, rút phích cắm điện và đợi khoảng 10 - 15 phút để bếp nguội.
  • Sau đó vệ sinh quạt và lưới tản nhiệt. Nếu quạt bị hỏng thì cần sửa chữa hoặc thay mới.
  • Kiểm tra cảm biến nhiệt, nếu bẩn thì cần vệ sinh sạch sẽ. Nếu bị hỏng thì liên hệ trung tâm bảo hành để hỗ trợ sửa chữa.

Bếp điện kêu tít tít

1. Nguyên nhân

  • Kích thước không phù hợp quá nhỏ dưới 12cm hoặc quá lớn trên 26cm so với vùng nấu sẽ khiến bếp điện không nhận diện được và phát ra tiếng kêu.
  • Vị trí đặt nồi không đúng trung tâm vùng nấu của bếp.
  • Sử dụng nồi, chảo làm từ chất liệu không nhiễm từ hoặc có chất liệu quá mỏng, không đạt tiêu chuẩn của bếp từ.
  • Bộ điều khiển: Sự cố ở bộ điều khiển có thể gây ra nhiều loại âm thanh lạ, trong đó có tiếng kêu "tít tít".
  • Do bộ điều khiển, cảm biến nhiệt, quạt tản nhiệt hoặc bảng mạch, cuộn dây cảm ứng bị hỏng khiến bếp báo lỗi và phát âm báo.
  • Nguồn điện không ổn định hoặc bếp bị quá nhiệt có thể tự động tắt và phát ra âm báo.

2. Cách xử lý

  • Ngay khi nghe tiếng cảnh báo, tắt bếp và chờ vài phút trước khi khởi động lại để bếp ổn định. Lựa chọn chế độ nấu và nhiệt độ phù hợp.
  • Dùng nồi có đường kính từ 12cm đến 26cm và đặt đúng vào giữa vùng nấu. Chất liệu nhiễm từ tương thích với bếp điện từ và độ dày phù hợp.
  • Kiểm tra xem quạt tản nhiệt có hoạt động bình thường hay không. Nguồn điện ổn định và kiểm tra các kết nối, không cắm chung ổ cắm với các thiết bị khác.
  • Thường xuyên lau chùi để bếp luôn sạch, tránh bụi bẩn ảnh hưởng đến cảm biến và các chức năng khác.
  • Với các lỗi về linh kiện, bảng mạch trong bếp thì cần liên hệ trung tâm bảo hành hoặc thợ chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Nổ bếp điện

1. Nguyên nhân

Bếp điện bị nổ là tình huống rất nguy hiểm, có thể gây ra hỏa hoạn và chấn thương. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Do dây điện bị hở, tiếp xúc kém, quá tải hoặc bị dính nước.
  • Các linh kiện rơle nhiệt, biến áp hoặc các bộ phận điều khiển khác bị hỏng hoặc bếp xuống cấp vì sử dụng trong thời gian dài.
  • Bếp hoạt động quá lâu với công suất lớn hoặc sử dụng nhiều bếp cùng lúc.
  • Làm đổ nước hoặc chất lỏng vào bên trong bếp.
  • Điện áp không ổn định gây quá tải và làm hỏng các linh kiện bên trong bếp.

2. Cách xử lý

  • Khi bếp điện bị nổ, bạn cần rút phích cắm hoặc tắt cầu dao để ngắt nguồn điện cấp cho bếp.
  • Bếp điện có thể vẫn còn nóng hoặc rò rỉ điện nên tuyệt đối không chạm tay vào bếp.
  • Liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa bếp. Tuyệt đối không tự sửa bếp.
  • Sau khi đã sửa bếp, hãy kiểm tra lại nguồn điện để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng lại.

Lưu ý khi sử dụng bếp điện

Để tránh tình trạng bếp điện gặp lỗi, người dùng cần chú ý một số điều sau trong quá trình sử dụng bếp.

Lưu ý khi sử dụng bếp điện để tránh gặp tình trạng báo lỗi.

Lưu ý khi sử dụng bếp điện để tránh gặp tình trạng báo lỗi.

Trước khi sử dụng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, nắm rõ thông tin về các chức năng, cách vận hành và bảo quản bếp.
  • Đảm bảo nguồn điện cấp cho bếp ổn định và phù hợp công suất, dùng ổ cắm riêng cho bếp để tránh quá tải điện.
  • Đặt bếp trên bề mặt phẳng, thông thoáng, tránh xa nguồn nhiệt, nước và các vật liệu dễ cháy.

Trong quá trình sử dụng:

Sử dụng dụng cụ nấu ăn phù hợp, có đáy phẳng, làm bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt 

  • Chọn dụng cụ nấu có đáy phẳng, kích thước vừa vùng nấu và chất liệu dẫn nhiệt tốt.
  • Không sử dụng bếp khi không có dụng cụ nấu trên bếp.
  • Sử dụng nồi có đáy nhiễm từ như gang đúc, thép không gỉ cho bếp điện từ.
  • Tránh đặt nhiều vật dụng xung quanh bếp và không để thức ăn hoặc nước tràn ra mặt bếp.
  • Không chạm tay vào mặt bếp khi đang nấu, không lau bếp khi đang hoạt động.
  • Không để bếp hoạt động ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, có thể sử dụng chức năng hẹn giờ để tiết kiệm điện năng.
  • Sau khi tắt bếp, chờ quạt tản nhiệt dừng hẳn mới rút điện.
  • Tránh để trẻ em chơi đùa gần bếp, người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch, phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng bếp điện.
  • Tắt bếp ngay và liên hệ thợ sửa chữa nếu bếp có dấu hiệu bất thường như chập cháy hay có mùi khét.

Sau khi sử dụng:

  • Ngắt nguồn điện khi không sử dụng bếp.
  • Chờ mặt bếp nguội hẳn rồi mới vệ sinh bằng khăn mềm ẩm.
  • Kiểm tra và vệ sinh bếp thường xuyên để duy trì hiệu suất hoạt động.

Trên đây là thông tin Hawonkoo chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bếp điện báo lỗi. Theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Đọc thêm nội dung khác:

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm