Bếp từ vào điện nhưng không bật được - Cách xử lý

Bếp từ vào điện nhưng không bật được chủ yếu là do lỗi người dùng sử dụng sai cách hoặc bếp bị lỗi, hỏng hóc. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách khắc phục và sử dụng thế nào cho hiệu quả nhé!

Bếp từ vào điện nhưng không bật được làm thế nào?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến bếp từ vào điện nhưng không bật được và hướng dẫn khắc phục.

1. Điện áp không ổn định

Khi nguồn điện chập chờn, không ổn định, bếp từ sẽ không thể nhận đủ năng lượng để hoạt động. Tình trạng này thường xảy ra vào giờ cao điểm khi nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình tăng cao. Ngoài ra, các dòng bếp từ hiện đại được tích hợp tính năng tự ngắt an toàn khi điện áp quá cao hoặc quá thấp. Lúc đó bếp sẽ tự động ngắt để bảo vệ người dùng và thiết bị khỏi nguy cơ hư hỏng. Nên đây cũng có thể là lý do khiến bếp từ vào điện nhưng không bật được.

Cách xử lý trường hợp này là:

  • Trang bị ổn áp cho bếp từ sẽ giúp điều chỉnh và ổn định nguồn điện, đảm bảo bếp hoạt động hiệu quả và an toàn.
  • Tránh sử dụng bếp vào những giờ cao điểm để giảm tải cho hệ thống điện và đảm bảo hiệu suất nấu nướng.

2. Bảng điều khiển có đồ vật đè lên

Khi đặt nồi, chảo hoặc bất kỳ vật dụng nào khác lên bảng điều khiển sẽ khiến bếp từ không thể nhận diện được thao tác của người dùng. Lúc này, bếp từ sẽ tạm thời vô hiệu hóa các nút chức năng, bao gồm cả nút khởi động nên mới xuất hiện tình trạng vào điện nhưng không bật được bếp.

Cách xử lý tình trạng này vô cùng đơn giản:

  • Nhấc vật dụng ra khỏi bảng điều khiển.
  • Tắt bếp và đợi khoảng 10 phút để hệ thống có thời gian đặt lại.
  • Khởi động lại bếp và sử dụng như bình thường.

3. Bảng điều khiển hoặc tay dính nước

Một số dòng bếp từ hiện đại được tích hợp chế độ tự ngắt khi bảng điều khiển bị dính chất lỏng nên người dùng sẽ không thể bật bếp sử dụng được. Để xử lý tình trạng này, chỉ cần dùng khăn lau khô sạch mặt bếp rồi khởi động lại và kiểm tra xem vấn đề đã được khắc phục hay chưa.

Trường hợp bếp vẫn không bật được thì khả năng cao là do tay ướt khiến bảng điều khiển cảm ứng không thể nhận dạng được thao tác của người dùng.

Do vậy, trước khi sử dụng bếp từ cần:

  • Đảm bảo tay và mặt bếp luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nấu để tránh làm thức ăn bị trào ra bảng điều khiển làm bếp không hoạt động được.

4. Bảng điều khiển bị lỗi

Sau khi kiểm tra hai lỗi trên mà bếp từ vẫn không thể hoạt động dù bảng điều khiển vẫn sáng lên thì nguyên nhân rất có thể là do bảng điều khiển đã bị hỏng hoặc chỉ hỏng nút nguồn.

Cách xử lý là tắt bếp khoảng 10 – 15 phút rồi khởi động lại xem bếp có hoạt động hay không. Nếu bếp vẫn không bật được thì hãy mang tới trung tâm bảo hành hoặc liên hệ với kỹ thuật viên có chuyên môn để được hỗ trợ sửa chữa kịp thời.

5. Tính năng khóa trẻ em đang bật

Hầu hết các loại bếp từ trên thị trường hiện nay đều được trang bị thêm chức năng “Khóa trẻ em”. Khi chức năng này được kích hoạt, toàn bộ các nút điều khiển trên bếp từ sẽ bị vô hiệu hóa và người dùng sẽ không thể thực hiện bất cứ thao tác nào trên bếp. Lúc này, bạn chỉ cần tắt chức năng này đi là có thể sử dụng bếp như bình thường.

6. Bếp từ bị hỏng

Nếu đã thử hết các cách trên mà bếp từ vẫn không hoạt động thì chứng tỏ bếp từ đã bị hỏng bảng mạch hay các bộ phận quan trọng khác. Trường hợp này thì hãy mang bếp đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa chứ không tự ý tháo dỡ thay thế linh kiện vì sẽ khiến tình trạng hỏng hóc trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách sử dụng bếp từ hiệu quả, an toàn, bền bỉ

Sử dụng bếp từ đúng cách không chỉ giúp quá trình nấu ăn hiệu quả, an toàn và bền bỉ hơn, mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng bếp từ:

  • Chọn nồi, chảo có đáy nhiễm từ, bằng phẳng, kích thước vừa vùng nấu.
  • Không đặt nồi có đáy gồ ghề hoặc vật nặng lên bếp để tránh làm hỏng mặt bếp.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bếp từ nhà sản xuất.
  • Đặt nồi và chảo chính giữa vùng nấu, phân bổ thức ăn đều trên toàn bề mặt nồi.
  • Làm sạch bề mặt bếp từ trước và sau mỗi lần sử dụng bằng khăn mềm, không dùng chất tẩy rửa mạnh.
  • Không nấu ở nhiệt độ quá cao ngay lúc đầu để tránh làm cháy xoong nồi.
  • Không nấu nồi không để tránh quá nhiệt và làm hỏng bếp, biến dạng nồi.
  • Không di chuyển bếp từ trong quá trình nấu ăn.
  • Tránh sử dụng bếp khi nguồn điện gia đình không ổn định.
  • Tắt nguồn điện bếp sau khi sử dụng để tránh nguy cơ cháy nổ.
  • Không để trẻ em hoặc vật nuôi tiếp xúc với bếp khi đang hoạt động.

Như vậy Hawonkoo đã chia sẻ những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bếp từ vào điện nhưng không bật được. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng bếp từ hiệu quả. Và đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

Đọc thêm các nội dung khác do Hawonkoo chia sẻ:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn vệ sinh máy tiệt trùng UV đúng cách


Vệ sinh máy tiệt trùng UV định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả gia đình và độ bền của sản phẩm.

Xem thêm

Hướng dẫn cách vệ sinh nồi lẩu điện


Cách vệ sinh nồi lẩu điện thế nào để đạt hiệu quả làm sạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng nồi, bạn đã biết chưa?

Xem thêm

Ấ́m siêu tốc bị hỏng - Không vào điện, không sôi, tự ngắt


Ấm siêu tốc bị hỏng không vào điện, vào điện nhưng không sôi, sôi nhưng không tự ngắt điện hay chưa sôi đã ngắt điện là tình trạng rất nhiều người gặp phải.

Xem thêm