Sữa hạt bị tách nước tại sao - Có uống được không?

Sữa hạt bị tách nước là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải khi mới lần đầu làm sữa hạt. Nguyên nhân chính là do cách làm và bảo quản chưa đúng. Cùng với đó là các vấn đề như sữa tách nước hay kết tủa có uống được không, uống sữa hạt bị đau bụng phải làm gì? Cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết các vấn đề này và cách xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé. Bắt đầu nào!

Sữa hạt bị tách nước

Sự tách nước trong sữa hạt là hiện tượng các thành phần trong sữa phân chia thành hai lớp là lớp nước và lớp bã. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự chênh lệch tỷ trọng giữa các thành phần, bao gồm:

  • Protein: Protein trong sữa hạt có thể kết tụ lại thành các cục nhỏ, dẫn đến hiện tượng kết tủa lắng xuống đáy chai.
  • Chất béo: Chất béo trong sữa hạt nhẹ hơn protein và nước, do đó có thể nổi lên trên tạo thành lớp váng.
  • Kích thước hạt: Hạt xay không đủ nhuyễn sẽ khiến các thành phần không hòa quyện hoàn toàn, dẫn đến tách nước.
  • Nhiệt độ: Nấu sữa quá nóng hoặc quá lâu có thể khiến protein biến tính, làm cho sữa dễ bị tách nước.
  • Chất ổn định: Thiếu chất ổn định như lecithin, gelatin, agar-agar có thể khiến các thành phần trong sữa không liên kết với nhau, dẫn đến tách nước.

Tại sao sữa hạt bị tách nước - Cách xử lý

1. Nguyên nhân & Cách khắc phục

a. Xay hạt chưa nhuyễn

  • Ngâm hạt chưa đúng: ngâm chưa đủ thời gian hoặc ngâm không đúng cách khiến hạt xay không ngậm đủ nước
  • Xay hạt không đủ nhuyễn: Hạt nghiền nát chưa mịn sẽ khiến hạt lắng xuống đáy tạo thành lớp bã và phần nước sẽ nổi lên trên.

Cách khắc phục:

  • Ngâm hạt đủ thời gian theo hướng dẫn.
  • Sử dụng máy xay chuyên dụng cho sữa hạt hoặc xay nhiều lần để đảm bảo hạt được xay nhuyễn mịn.

Việc xay nhuyễn hạt kỹ hơn là phương pháp hạn chế tách nước hiệu quả. Tuy nhiên nếu không có dụng cụ phụ hợp sẽ rất tốn thời gian xay.

b. Lượng nước không phù hợp

  • Cho quá nhiều hoặc quá ít nước.
  • Nước sử dụng có nhiệt độ không phù hợp.

Cách khắc phục:

  • Điều chỉnh lượng nước theo tỷ lệ phù hợp với từng loại hạt.
  • Sử dụng nước ấm (khoảng 60-80°C) để xay sữa.

Việc sử dụng lượng nước phù hợp cần tham khảo từ nguồn nhiều thông tin khác nhau hoặc tự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Tham gia các hội nhóm trên các kênh mạng xã hội là cách nhanh nhất để có kinh nghiệm.

c. Quá trình nấu sữa không đúng cách

  • Đun sữa quá sôi hoặc nấu quá lâu.
  • Không khuấy đều sữa trong quá trình nấu.
  • Nhiệt độ đun không phù hợp

Cách khắc phục:

  • Đun sữa với lửa nhỏ và khuấy đều tay.
  • Tắt bếp khi sữa vừa sôi, không nên nấu quá lâu.

Việc đun sữa ở nhiệt độ phù hợp và khấy tay đều giúp giữ được hương vị và dinh dưỡng trọn vẹn nhất. Tuy nhiên cần canh chừng thời gian để tránh sữa bị cháy, quá lửa, mất hương vị.

d. Bảo quản sữa không đúng cách

  • Không bảo quản sữa trong tủ lạnh hoặc để sữa ở nhiệt độ quá cao.
  • Sử dụng hộp đựng không phù hợp.

Cách khắc phục:

  • Bảo quản sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-5°C.
  • Sử dụng hộp đựng kín khí, sạch sẽ.

e. Nguyên liệu sử dụng

  • Một số loại hạt có xu hướng tách nước nhiều hơn các loại khác, ví dụ như sữa đậu nành, sữa óc chó.
  • Hạt cũ có thể khiến sữa dễ bị tách nước hơn.
  • Sử dụng các chất phụ gia không phù hợp

Cách khắc phục:

  • Ưu tiên các loại hạt ít tách nước: óc chó, hạnh nhân, hạt sen, macca,...
  • Hạn chế các loại hạt dễ tách nước: đậu nành, đậu xanh, mè,...
  • Kết hợp các loại hạt: kết hợp các loại hạt ít tách nước với các loại hạt dễ tách nước để cân bằng hương vị và hạn chế tách nước.
  • Hạt mới, không bị mốc, hư hỏng.
  • Hạt có màu sắc tự nhiên, sáng bóng.
  • Hạt có mùi thơm đặc trưng.
  • Bảo quản hạt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Để hạt trong hộp kín hoặc túi zip.
  • Tránh để hạt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Ngâm hạt đủ thời gian theo hướng dẫn (thường từ 4-8 tiếng).

    2. Mẹo nấu sữa không tách nước

    Trong quá trình nấu có thể:

    • Thêm một chút chất béo như dầu dừa, dầu hạnh nhân vào sữa.
    • Sử dụng chất ổn định như bột gelatin, bột agar-agar.
    • Sử dụng muối hồng thay cho muối ăn khi nấu sữa hạt. Muối hồng có thể giúp sữa sánh mịn và hạn chế tách nước.
    • Thêm một chút yến mạch khi xay sữa hạt. Yến mạch có khả năng hút nước tốt, giúp sữa mịn hơn và hạn chế tách nước.

    Lưu ý:

    • Nên lọc sữa trước khi bảo quản.
    • Bảo quản sữa trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4-5°C.
    • Đậy kín nắp chai sữa để tránh sữa bị oxy hóa.
    • Uống sữa trong vòng 2-3 ngày sau khi làm.
    • Không nên để sữa hạt ở nhiệt độ phòng quá lâu.
    • Có thể chia nhỏ sữa và bảo quản trong các chai nhỏ để tiện sử dụng.
    • Hạn chế sử dụng các chất bảo quản.
    • Không nên sử dụng sữa hạt nếu có dấu hiệu hư hỏng như vón cục, có mùi chua.

    Việc lọc sữa sẽ làm sữa mịn hơn, giúp hạn chế tình trạng sữa bị tách nước, tuy nhiên sẽ bị mất một phần dinh dưỡng có trong sữa.

    Để hạn chế tối đa tình trạng sữa hạt bị tách nước, cách tốt nhất là sử dụng máy làm sữa hạt thay vì phương pháp làm thủ công. Như máy làm sữa hạt Hawonkoo SMH-120 được trang bị dao xay 8 lưỡi với tốc độ quay cực nhanh cho khả năng xay hạt nhuyễn mịn và tránh làm sữa bị lợn cợn bã. Bên cạnh đó, máy còn được tích hợp tính năng tự động lập trình các công đoạn ngâm ủ, xay thô, đun nấu chín, xay nhuyễn, đun sôi với thời gian mặc định cho từng loại thực phẩm. Nhờ đó, bạn chẳng cần lo là đã lọc kỹ hay chưa hoặc sợ thời gian nấu quá lâu hay khuấy quá mạnh làm sữa hạt bị tách nước.

    Tham khảo sản phẩm tại: https://hawonkoo.vn/may-lam-sua-hat

    Sữa hạt bị tách nước có uống được không?

    Sữa hạt bị tách nước vẫn có thể sử dụng được bởi đây là một hiện tượng xảy ra do sự chênh lệch tỷ trọng giữa các thành phần trong sữa. Khi sữa hạt nguội, các thành phần chất béo và protein lắng xuống đáy tạo thành lớp sữa đặc, còn phần nước có tỷ trọng thấp hơn sẽ nổi lên trên.

    Mặc dù bề ngoài của sữa hạt bị tách nước không mấy hấp dẫn nhưng sản phẩm vẫn an toàn khi sử dụng. Uống sữa hạt bị tách nước có ảnh hưởng gì không? Cụ thể về các tiêu chí đánh giá như sau:

    • Về mặt dinh dưỡng: Sữa hạt bị tách nước không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng. Các vitamin, khoáng chất và protein vẫn được giữ nguyên trong sữa.
    • Về mặt hương vị: Sữa hạt bị tách nước có thể không ngon miệng như sữa mịn, do lớp nước và lớp bã bị phân chia rõ rệt.
    • Về mặt sức khỏe: Uống sữa hạt bị tách nước không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, việc uống sữa bị tách nước có thể khiến bạn khó tiêu hơn.

    Trước khi uống hãy khuấy hoặc lắc sữa để các nguyên liệu hòa quyện lại và thưởng thức như bình thường mà không ảnh hưởng đến hương vị. Có thể cho vào máy say sinh tố để sữa được sánh và mịn hơn. 

    Dù không tách nước cũng nên lắc đều để giúp hòa quyện các thành phần trong sữa, tạo nên hương vị đồng nhất và mịn màng hơn. Lắc đều sữa cũng giúp giải phóng các enzyme có lợi trong hạt, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn.

    Uống sữa hạt bị đầy bụng phải làm sao?

    Sữa hạt là thức uống giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng khi uống sữa hạt. Hãy để Hawonkoo mách bạn một số mẹo để khắc phục tình trạng này nhé.

    1. Ngâm hạt trước khi nấu

    Các loại hạt, đậu khó tiêu hóa vì chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là tinh bột kháng tiêu hóa và các loại carbohydrate phức tạp. Do đó, cần lưu ý phải ngâm các loại hạt, đậu trước khi nấu sẽ giúp:

    • Hòa tan bớt lượng đường gây sản sinh nhiều khí đường ruột.
    • Loại bỏ hoặc làm giảm acid phytic để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của hệ tiêu hóa.
    • Kích thích sản xuất các enzym có lợi cho hệ tiêu hóa và các vitamin nhóm B, khoáng chất và protein tốt cho sức khỏe.

    2. Rửa sạch hạt đóng hộp trước khi nấu

    Muối thường được dùng làm chất bảo quản cho nhiều loại thực phẩm đóng hộp. Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ có nguy cơ gây mất nước và dẫn tới đầy bụng, đầy hơi.

    Do đó, khi sử dụng các loại hạt, đậu đóng hộp để nấu sữa, cần lưu ý rửa sạch trước khi nấu để loại bỏ bớt lượng muối dư thừa và làm giảm lượng acid phytic và các polysaccharide gây trướng bụng, đầy hơi.

    3. Uống nhiều nước

    Bổ sung nhiều nước sau khi uống sữa hạt sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng đầy hơi. Tuy nhiên, cần lưu ý không uống quá nhiều nước cùng lúc để tránh làm loãng dịch vị, khiến cơ thể khó tiêu hóa protein và tinh bột. Mà hãy uống ngụm nhỏ nước nhiều lần trong ngày để nước được hấp thụ dần dần và không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

    4. Bổ sung probiotics

    Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khi uống nhiều loại hạt có thể là do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy bổ sung thêm probiotics trong thực phẩm hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng.

    Probiotics là những vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát tình trạng đầy hơi. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng lợi khuẩn đều có hiệu quả như nhau. Hãy chọn các chủng lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium được chứng minh là có tác dụng tốt nhất trong việc hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi.

    5. Tăng cường vận động

    Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm giảm cảm giác đầy bụng, đầy hơi. Bạn có thể đi dạo, tập yoga hoặc một số bài tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa, tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi sau khi uống sữa hạt.

    Như vậy Hawonkoo đã chỉ ra những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sữa hạt bị tách nước. Hy vọng bạn sẽ chế biến ra được những ly sữa hạt thơm ngon đúng chuẩn nhé.

    Đọc thêm các chia sẻ khác của Hawonkoo:

    Bài viết liên quan

    Mẹo thiết kế nhà bếp màu xanh sang trọng và hiện đại


    Nhà bếp màu xanh dịu nhẹ kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh, kết hợp các màu và phụ kiện,...

    Xem thêm

    Bí quyết tạo nên phòng bếp màu hồng tiện nghi, đẹp như mơ


    Phòng bếp màu hồng ngọt ngào cần được kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh,...

    Xem thêm

    Sơn bếp màu gì đẹp và hợp phong thủy - Top 10 lựa chọn tốt nhất


    Sơn bếp màu gì đẹp cần phụ thuộc vào các yếu tố về sở thích, hợp phong thủy, phong cách nhà bếp,...

    Xem thêm