Nồi cơm điện tách đường là gì? Có nên mua?

Nồi cơm điện tách đường được quảng cáo rầm rộ trên thị trường với khả năng giảm lượng đường trong cơm, giúp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Vậy liệu sản phẩm này có thực sự mang lại tác dụng “thần kỳ” như vậy? Hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu nhé.

Nồi cơm điện tách đường là gì - Nguyên lý hoạt động

Nồi cơm điện tách đường cơ bản cũng dùng để nấu chín cơm như nồi cơm điện thông thường, riêng chỉ có nguyên lý hoạt động là khác. Theo các nhà sản xuất, nồi cơm điện tách đường hoạt động dựa trên nguyên lý phân tách phân tử tinh bột. Khi nồi được gia nhiệt tới nhiệt độ nhất định, các phân tử tinh bột nhanh sẽ tự tách ra khỏi hạt gạo và hòa tan vào nước, trong khi các phân tử tinh bột chậm vẫn được giữ lại. Hoạt động thực tế của loại nồi cơm này đơn giản chỉ là chắt nước cơm trong quá trình nấu bỏ đi. Cụ thể là cần cho lượng nước nhiều hơn bình thường vào nồi, khi cơm bắt đầu chín sẽ đẩy lượng nước thừa vào một ngăn chứa khác và lượng đường được cho là sẽ giảm đi từ 10% tới 30%.

Các hãng nồi cơm điện tách đường tự tin với khả năng tách tinh bột nhanh ra khỏi cơm, nồi cơm điện tách đường sẽ giúp giảm lượng đường trong cơm nấu chín, từ đó có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch,... Theo đó:

  • Tinh bột nhanh là loại tinh bột dễ tiêu hóa, chứa nhiều Amylopectin, mang lại năng lượng cao cho cơ thể để vận động, nhưng lại làm đường huyết tăng nhanh.
  • Tinh bột chậm là loại tinh bột khó tiêu hóa, chứa nhiều Amylose phải cần nhiều thời gian để phân giải. Nhờ cấu trúc bán tinh thể làm giảm sự tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa nên sẽ làm lượng đường trong máu tăng ở mức vừa phải, ổn định chứ không tăng đột ngột..

Nồi cơm điện tách đường có thực sự hiệu quả?

Dưới đây là một số nghiên cứu về hiệu quả của nồi cơm điện tách đường:

  • Một nghiên cứu của Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy nồi cơm điện tách đường có thể giúp giảm lượng đường trong cơm từ 15% đến 20%.
  • Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Đại học Quốc gia Hà Nội lại cho thấy nồi cơm điện tách đường chỉ giúp giảm lượng đường trong cơm từ 5% đến 10%.

Sự khác biệt về hiệu quả của nồi cơm điện tách đường có thể do một số yếu tố như:

  • Loại gạo: Nồi cơm điện tách đường có thể hiệu quả hơn với một số loại gạo nhất định.
  • Cách nấu: Nấu cơm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có thể giúp tối ưu hóa hiệu quả của nồi cơm điện tách đường.
  • Lượng nước: Cho lượng nước phù hợp có thể giúp nồi cơm điện tách đường hoạt động hiệu quả hơn.

Do vậy, hiệu quả của nồi cơm điện tách đường có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Có nên mua nồi cơm điện tách đường không?

Thực chất trong quá trình nấu cơm, tinh bột chỉ trương lên và tạo thành hồ tinh bột kết dính với nhau chứ không sản sinh ra đường để mà “tách” ra được. Do đó, nồi cơm điện tách đường không “thần thánh” như những lời quảng cáo có cánh. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc này không những không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bởi vì nước cơm trong quá trình nấu chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng, sản xuất tế bào hồng cầu, và chức năng thần kinh. Do đó, khi tiêu thụ gạo đã bị gạn và tách mất đi gần hết dưỡng chất sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và thiếu hụt năng lượng.

Mặc dù ăn nhiều cơm trắng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhưng điều này không có nghĩa là người mắc bệnh tiểu đường không được ăn cơm trắng. Chẳng cần mua nồi cơm điện tách đường đắt đỏ mà không mang lại hiệu quả, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ cần giảm lượng tinh bột hằng ngày và ăn nhiều rau củ quả, kết hợp với tập thể dục là sẽ có thể kiểm soát lượng đường huyết và phòng ngừa tiểu đường tốt hơn.

Vậy nếu chỉ đơn giản là chắt bỏ nước cơm khi đang sôi thì liệu có cần thiết phải sử dụng một chiếc nồi với giá thành đắt đỏ hơn loại nồi cơm thông thường rất nhiều để cho ra loại cơm nhạt nhẽo, mất hết chất dinh dưỡng?

Mẹo ăn cơm hạn chế lượng đường

Mặc dù người tiểu đường cần hạn chế ăn cơm trắng nhưng cũng không cần thiết phải kiêng hoàn toàn, chỉ cần áp dụng một số mẹo sau đây là đã có thể ăn bữa cơm đầy đủ mà không lo chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột.

1. Thay gạo lứt bằng gạo trắng

Gạo lứt là loại gạo rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu mà lại có hàm lượng tinh bột thấp hơn so với gạo trắng. Theo một số nghiên cứu, khi ăn cơm gạo lứt thay cơm trắng liên tục trong 8 tuần, mỗi tuần 10 bữa đã mang lại những tác động tích cực đến lượng đường trong máu và nội mô, giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Không chỉ vậy, gạo lứt còn có hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, huyết áp.

2. Sử dụng dầu dừa để nấu với gạo

Nấu cơm với dầu dừa cũng có thể làm giảm lượng đường trong gạo trắng, an toàn hơn cho những người bị tiểu đường. Cách làm thì rất đơn giản:

  • Vo gạo thật kỹ với nước.
  • Cho thêm dầu dừa với tỉ lệ 1 muỗng cafe dầu dừa : 0,5kg gạo.
  • Bật nồi cơm nấu như bình thường.
  • Khi cơm chín thì để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh tối đa 12 tiếng và hâm lại trước khi ăn.

Theo các chuyên gia, phương pháp này có thể giúp giảm 50% lượng tinh bột trong gạo trắng nên rất an toàn cho người tiểu đường.

3. Ăn rau trước

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thứ tự ăn đúng là một trong những yếu tố quan trọng giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả. Theo đó, người tiểu đường nên ăn rau trước rồi mới ăn thức ăn và cơm sau. Bởi vì rau chứa nhiều chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể, đồng thời tạo cảm giác no lâu hơn, khiến người bệnh ăn ít cơm và các loại chất bột đường hơn.

4. Tránh hâm nóng cơm nhiều lần

Không nấu cơm quá mềm vì cơm mềm sẽ dễ tiêu hóa hơn và khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do đó, người bệnh tiểu đường hãy ăn cơm nấu vừa chín tới, hạt cơm tơi, không quá mềm và tránh hâm lại cơm nhiều lần vì sẽ khiến cơm mềm hơn.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được thông tin về nồi cơm điện tách đường và những mẹo hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nha.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm