Nồi áp suất là gì? Nguyên lý - Lợi ích

Nồi áp suất là gì, có nên mua loại nồi này không và sử dụng nồi cơ hay nồi điện tốt hơn? Cùng Hawonkoo tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động và review loại nồi áp suất tốt nhất hiện nay nhé.

T

Nồi áp suất là gì?

Nồi áp suất tiếng Anh là "pressure cooker" là loại nồi sử dụng nguyên lý nấu chín thực phẩm bằng áp suất cao, nhờ đó thực phẩm sẽ được làm chín nhanh hơn các loại nồi thông thường khác. Nồi áp suất làm nóng thức ăn một cách nhanh chóng với áp suất hơi bên trong từ việc đun sôi nước sẽ tác động trực tiếp và khắp bề mặt thực phẩm.

Nhờ hơi nước nhiệt độ cao hơn mà truyền nhiệt nhanh hơn, do đó nồi áp suất nấu thức ăn rất nhanh. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta có thể giảm đáng kể lượng năng lượng sử dụng để nấu một món ăn bất kì. Đây có thể xem là phương pháp tiết kiệm năng lượng nhất trong nấu ăn.

Nguyên lý hoạt động của nồi áp suất

Cấu tạo của nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện có phần khác nhau nhưng về cơ bản, nguyên lý hoạt động của hai loại nồi này là sử dụng áp suất của hơi nước để nấu chín thực phẩm nhanh chóng. Khi đun nấu bằng nồi áp suất, nắp nồi được đậy kín để hơi nước bên trong không thể thoát ra ngoài được và tạo mức áp suất bên trong nồi khiến thực phẩm chín mềm.

Nấu áp suất cho phép thực phẩm được nấu chín có độ ẩm cao hơn và nhiệt độ cao hơn so với đun sôi hay hấp như phương pháp thông thường. Khi nấu ăn bình thường nhiệt độ sôi của nước là 100 °C (212 °F) ở áp suất tiêu chuẩn; nhiệt độ của thực phẩm bị giới hạn bởi điểm sôi của nước. Trong nồi áp suất kín, nhiệt độ sôi của nước tăng khi áp lực tăng lên. Ở áp suất cao, nước trong nồi áp suất có thể đạt tới nhiệt độ lên đến 121 °C (250 °F). Nước sôi ở điểm cao hơn kế hợp với hơi nước bão hòa khiến nước thẩm thấu vào thức ăn nhanh hơn, thức ăn mềm nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng.

Kể cả một khoảng thời gian nhất định khi nước sôi mà không tiếp tục đun và vẫn đậy kín nắp không xả hơi thì nước trong nồi vẫn đạt 100 độ C hoặc hơn, giúp tiết kiệm năng lượng. Khi dừng cung cấp nhiệt, áp suất trong nồi sẽ giảm dần nhưng nhiệt lượng trong nồi vẫn còn và thoát ra rất chậm. Nhờ vậy, thức ăn vẫn tiếp tục được nấu thêm chín mềm, giữ lại được lượng dưỡng chất vốn có mà lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Đặc điểm cấu tạo - Phân loại

1. Nồi áp suất cơ

Nồi áp suất cơ sử dụng như nồi nấu thông thường nhưng phần nắp nồi được trang bị vòng đệm cao su giúp giữ kín nắp, tạo áp suất tốt nhất cho nồi. Nồi áp suất cơ có thể đun trên bất kỳ loại bếp nào như bếp gas, bếp điện hay kể cả bếp củi. Nồi áp suất cơ được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

  • Thân nồi: Là bộ phận chứa thực phẩm, thường được làm bằng thép không gỉ có khả năng chịu nhiệt và áp suất cao.
  • Tay nắm: Có tay nắm bên trên nắp và 2 tay nắm phần thân nồi để dễ dàng nhấc và di chuyển nồi.
  • Vòng đệm cao su: Bao quanh nắp nồi giúp phần nắp được đóng khít chặt với thân nồi.
  • Núm nắp: Là bộ phận dùng để chốt chặt nắp và thân nồi lại.
  • Van xả hơi: Giảm áp suất trong nồi khi áp suất đạt đến mức quá cao.

2. Nồi áp suất điện

Nồi áp suất điện là phiên bản nâng cấp từ nồi áp suất cơ với nhiều tính năng an toàn, hiệu quả hơn rất nhiều. Nồi áp suất điện đa chức năng như tích hợp hẹn giờ, các chế độ nấu được cài đặt sẵn. Về cơ bản sản phẩm này được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • Thân nồi: Là phần bao bọc bên ngoài, chứa bảng điều khiển, van thoát hơi và các linh kiện khác. Thường được làm từ nhựa PP cao cấp, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt.
  • Lòng nồi: Chứa thực phẩm, thường được làm bằng hợp kim nhôm và phủ lớp chống dính.
  • Bảng điều khiển: Để điều khiển các hoạt động của nồi, thường đi kèm với đèn LED hiển thị các chức năng và thời gian đun nấu.
  • Nắp nồi: Là bộ phận đóng mở nồi, bao gồm núm trượt mở nắp và van thoát hơi.
  • Van thoát hơi: Giúp xả hơi khi áp suất trong nồi tăng cao.
  • Cốc chứa nước ngưng đọng: Chứa nước ngưng đọng trong quá trình nấu, có thể tháo rời để vệ sinh.

Có nên mua nồi áp suất?

Chẳng phải ngẫu nhiên mà nồi áp suất lại xuất hiện trong căn bếp của hầu hết các hộ gia đình Việt và trở thành trợ thủ đắc lực của hội chị em nội trợ. Chính bởi thiết bị này mang lại rất nhiều lợi ích giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

1. Tiết kiệm thời gian, công sức

Ưu điểm nổi bật nhất của nồi áp suất là khả năng làm chín thức ăn nhanh chóng. Bởi khi hoạt động, nồi sẽ giữ lại hơi nóng và hoạt động dưới áp suất cao nên có thể giảm thời gian nấu lên tới 70% so với các loại nồi thông thường.

Ví dụ: Với các món thịt hầm, xương ninh, bò sốt vang,… phải tốn 45 phút – 2 tiếng, thậm chỉ là 3 – 4 tiếng để nấu chín nhừ bằng các loại nồi khác. Nhưng với nồi áp suất thì chỉ cần mất 40 phút là món ăn đã chín nhừ, mềm ngon.

2. Giữ trọn vẹn dinh dưỡng

Nhờ khả năng nấu chín trong thời gian ngắn nên thực phẩm luôn giữ được trọn hương vị, chất dinh dưỡng và kết cấu tự nhiên. So với luộc hoặc hấp, nấu thức ăn bằng áp suất giữ lại nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất trong thực phẩm hơn rất nhiều.

3. Chế biến đa dạng món ăn

Nồi áp suất có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau, từ món súp, món cơm cho đến món hầm, món thịt,... Đặc biệt với nồi áp suất điện còn được tích hợp rất nhiều chương trình nấu tự động. Chỉ với một vài thao tác đơn giản là có thể dễ dàng chế biến những món ăn yêu thích cho cả gia đình trong ít phút.

4. An toàn - tiện lợi

Khi sử dụng nồi áp suất, người dùng đặc biệt quan tâm đến độ an toàn của sản phẩm. Đặc biệt là nồi áp suất điện được đánh giá cao về độ an toàn hơn nồi áp suất cơ bởi nồi được trang bị rất nhiều tính năng thông minh như:

  • Nồi chỉ hoạt động khi nắp được khóa đúng vị trí.
  • Chỉ mở được nắp nồi khi áp suất trong nồi được giảm.
  • Tự động ngắt khi quá nhiệt, quá tải hay khi điện áp quá cao/quá thấp,...

Mua nồi áp suất điện - Chọn Hawonkoo

Thời gian gần đây đã ghi nhận không ít trường hợp người dùng bị bỏng nặng do sử dụng nồi áp suất cơ kém chất lượng. Nguyên nhân là do khi áp suất trong nồi quá cao, van xả áp bị kẹt khiến áp suất trong nồi tăng cao đột ngột, không xả áp ra được. Dẫn đến tình trạng nổ nồi và khiến người dùng bị bỏng, thậm chí có trường hợp còn bị thương tật.

Do đó, nồi áp suất điện là một giải pháp thay thế an toàn và tiện lợi hơn rất nhiều cho nồi áp suất cơ. Bởi vì nồi áp suất điện được trang bị hệ thống an toàn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Điển hình như nồi áp suất điện Hawonkoo PCH-500-PK được tích hợp 4 chức năng an toàn đỉnh cao, bao gồm:

  • Chức năng khóa nắp an toàn: Tất cả các chức năng nấu sẽ bị vô hiệu hóa, đồng thời phát âm thanh cảnh báo nếu nắp nồi không được khóa đúng vị trí.
  • Chức năng xả áp suất an toàn: Nắp nồi sẽ không thể mở ra được khi trong nồi vẫn còn áp suất cao. Lúc này, người dùng bắt buộc phải giảm áp suất thì mới có thể mở nắp nồi, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
  • Chức năng van phao phụ cảnh báo: Cảnh báo khi trong nồi vẫn còn áp suất và người dùng sẽ không thể mở nắp nồi để hạn chế tình trạng nổ hơi, bỏng hơi hoặc các sự cố nguy hiểm khác.
  • Chức năng tự ngắt an toàn: Khi nhiệt độ quá cao/thấp so với mức cài đặt hay khi điện áp quá cao/thấp, hệ thống sẽ tự ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn cho cả người dùng và thiết bị.

Đặc biệt, nồi áp suất điện Hawonkoo PCH-500-PK còn nổi bật với rất nhiều tính năng thông minh như:

  • Công nghệ Nhật Bản Neuro Fuzzy tự động điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu phù hợp với từng loại thực phẩm và lượng nước trong nồi cho món ăn ngon hơn.
  • 12 chương trình nấu đa dạng như nấu cơm thường, nấu soup, nấu chậm, nấu cháo, hấp, làm bánh, thức ăn trẻ em, món hầm, món bò, món gà, hạt ngũ cốc và áp chảo.

Với những ưu điểm vượt trội trên, nồi áp suất Hawonkoo PCH-500 hứa hẹn là trợ thủ đắc lực  cho các chị em nội trợ dễ dàng chế biến những món ăn ngon, bổ dưỡng, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả gia đình thân yêu.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ nồi áp suất là gì cùng với nguyên lý hoạt động của sản phẩm này Từ đó lựa chọn được loại nồi phù hợp cho gia đình. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

Xem thêm các nội dung khác:

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm