Bật mí những điều thú vị về Tết Hàn Quốc có thể bạn chưa biết!

Tết Hàn Quốc có bánh gạo Tteokguk, Tết Việt Nam có bánh chưng. Tết Việt Nam có mâm ngũ quả, Tết Hàn Quốc có những phong tục độc đáo khác. Vậy còn những điểm chung và khác biệt nào nữa? Hãy cùng Hawonkoo khám phá ngay những điểm khác biệt thú vị giữa tết cổ truyền của hai nước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên đấy!

Bật mí những điều thú vị về Tết Hàn Quốc có thể bạn chưa biết!

Bật mí những điều thú vị về Tết Hàn Quốc có thể bạn chưa biết!

Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Hàn Quốc

Tết Nguyên đán Hàn Quốc - Seollal là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo âm lịch. Người Hàn tin rằng đây là thời điểm để gác lại những muộn phiền của năm cũ và bắt đầu một hành trình mới. 

Dù ngày nay, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người đón Tết Dương lịch sôi động hơn, nhưng Tết âm lịch vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Hàn Quốc. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, cùng nhau tưởng nhớ tổ tiên và đón chào một năm mới an lành, hạnh phúc.

Trong ba ngày Tết - giao thừa, mùng 1 và mùng 2, các gia đình sẽ cùng nhau chuẩn bị những mâm cỗ truyền thống, thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên và quây quần bên nhau. Việc mặc trang phục truyền thống Hanbok trong dịp Tết cũng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hàn Quốc.

Khám phá các phong tục và nghi lễ truyền thống trong Tết Hàn Quốc

Bạn có tò mò muốn biết người Hàn Quốc đón Tết Nguyên đán như thế nào không? Hãy cùng khám phá những phong tục truyền thống độc đáo của xứ sở Kim chi nhé!

1. Charye (차례) – Lễ cúng gia tiên

Đây là nghi lễ không thể thiếu trong dịp Tết Hàn Quốc, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Các thành viên trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng kỹ lưỡng với nhiều món ăn khác nhau bày trước bàn thờ tổ tiên. Sau đó sẽ cúi lạy để cầu mong bình an, hạnh phúc và sự phù hộ của tổ tiên trong năm mới.

2. Mâm cúng ngày Tết Hàn Quốc

Thông thường, mâm cúng ngày Tết của người Hàn có khoảng 20 món ăn, mỗi món đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên, tùy theo vùng miền và gia đình, các món ăn có thể có sự khác biệt nhưng vẫn tuân theo một số quy tắc chung.

Đặt hướng mâm cúng về phía Bắc, trước tấm bình phong và chia thành 5 hàng, xếp dưới bài vị tổ tiên theo thứ tự trừ trên xuống dưới như sau:

  • Hàng 1: Canh Tteokguk, cơm, rượu.
  • Hàng 2: Canh, thịt, mật ong, bánh tteok (bánh gạo)
  • Hàng 3: Các món canh và nến. Canh thịt bò đặt ở phía Tây​​, canh cá đặt ở phía Đông.
  • Hàng 4: Rau, kimchi, đồ khô, các món ăn kèm và sikhye (nước uống làm bằng gạo).
  • Hàng 5: Táo, hạt dẻ, bánh Yakgwa, lê và các loại hoa quả khác.

Ngoài ra, còn lưu ý một số điều sau:

  • Tránh những món ăn có mùi như: tỏi, bột ớt đỏ, tiêu. Vậy nên sẽ không cúng những món kim chi cải thảo.
  • Không cúng đào bởi họ quan niệm đào có thể xua đuổi các linh hồn của tổ tiên.

Mâm cúng ngày Tết của người Hàn có nhiều món ăn khác nhau với ý nghĩa riêng biệt

Mâm cúng ngày Tết của người Hàn có nhiều món ăn khác nhau với ý nghĩa riêng biệt.

3. Mặc hanbok

Vào dịp Tết Nguyên đán, người Hàn Quốc tin rằng mặc đồ mới sẽ mang lại vận may và sự thuận lợi cho cả năm. Vì vậy, họ vẫn giữ truyền thống mặc hanbok, trang phục truyền thống của Hàn Quốc, trong những ngày lễ Tết cho đến ngày nay.

Vào sáng sớm ngày đầu năm, các thành viên trong gia đình sẽ thức dậy từ sớm để thay trang phục Tết. Đặc biệt, trong dịp này, người Hàn sẽ chọn những bộ hanbok với màu sắc tươi sáng và rực rỡ để tham gia vào các nghi lễ cúng tổ tiên.

4. Sebae (세배) – Cúi lạy chào năm mới

Một trong những phong tục quan trọng trong dịp Tết Hàn Quốc là nghi lễ Sebae, hay còn gọi là cúi lạy chào năm mới. Sau khi hoàn thành lễ cúng tổ tiên, người nhỏ tuổi trong gia đình sẽ mặc hanbok mới và thực hiện cúi lạy với ông bà, cha mẹ để thể hiện lòng kính trọng, biết ơn. Khi cúi lạy, nam giới mở rộng cánh tay, quỳ xuống sàn nhà và cúi gập trán sát đất. Còn nữ giới sẽ đặt tay phải lên tay trái và cúi đầu.

Đáp lại, những người lớn tuổi thường sẽ trao tặng lì xì, tiền mừng tuổi, bánh gạo hoặc hoa quả cho trẻ để cầu mong may mắn trong năm mới. Còn người trưởng thành thì sẽ nhận được rượu hoặc thức ăn.

Ngoài ra, trong dịp Tết, người Hàn Quốc thường chúc nhau câu “새해 복 많이 받으세요” /saehae bok mani badeuseyo/ có nghĩa là “Chúc năm mới nhận được nhiều phúc lộc”.

Một trong những phong tục quan trọng trong dịp Tết Hàn Quốc là nghi lễ Sebae, hay còn gọi là cúi lạy chào năm mới.

Một trong những phong tục quan trọng trong dịp Tết Hàn Quốc là nghi lễ Sebae, hay còn gọi là cúi lạy chào năm mới.

8 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tết Hàn Quốc

Không chỉ có những nghi lễ đặc sắc, ẩm thực truyền thống trong dịp Tết Seollal của người Hàn Quốc cũng không kém phần phong phú. Dưới đây là 8 món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Hàn Quốc:

  • Canh bánh gạo Tteokguk: Món ăn gần như bắt buộc giống bánh chưng của Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới đến.
  • Súp Manduguk: Kiểu dáng như đồng tiền xưa nên người Hàn quan niệm rằng sẽ đem lại may mắn và tiền tài cho năm mới.
  • Bánh xèo Jeon: Với nhân cua và trứng được đúc thành hình trái tim xinh xắn cũng khá phổ biến trong mâm cơm ngày Tết  những năm gần đây.
  • Pyogo beoseot-jeon: Món nấm nhồi thịt bò băm, đậu phụ và trứng này có hương vị đặc biệt, mang ý nghĩa chúc sức khỏe và sự trường thọ cho năm mới.
  • Thịt bò nướng Bulgogi: Món ăn quen thuộc, được ướp với sốt ngọt mặn đặc trưng, nướng trên bếp cùng gia đình. Là dịp để các thành viên quây quần bên nhau trong không khí ấm cúng của năm mới.
  • Miến xào Japchae: Với sợi miến dai, kết hợp cùng các loại rau củ và thịt bò, dầu mè đặc trưng của người Hàn Quốc.
  • Xôi Yaksik: Màu đỏ đặc trưng được cho là mang lại may mắn và sức khỏe cho cả nhà dịp năm mới.
  • Trà quế Sujeonggwa: Thức uống ấm nóng giúp tiêu hóa tốt và giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh giá.

8 món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Hàn Quốc

8 món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Hàn Quốc.

Các trò chơi dân gian ngày Tết Hàn Quốc

Trong dịp Tết Seollal, người Hàn Quốc không chỉ tập trung vào các nghi lễ và ẩm thực mà còn tham gia vào nhiều trò chơi dân gian truyền thống để gắn kết tình cảm và cầu mong may mắn cho năm mới.

  • Yutnori (윷놀이) – Chơi gậy: Trò chơi truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Hàn Quốc. Trò chơi này thường được chơi theo đội, mỗi đội sử dụng bốn cây gậy ném lên để quyết định bước đi, giống như xúc xắc trong trò chơi cờ. Đội nào đến đích trước sẽ là đội chiến thắng.
  • Tuho (투호) – Ném mũi tên: Người chơi sẽ ném mũi tên vào một chiếc bình gỗ. Người nào ném trúng nhiều lần nhất sẽ giành chiến thắng.
  • Neolttwigi (널뛰기) – Bập bênh: Tương tự như bập bênh ở Việt Nam.
  • Jegichagi (제기차기) – Đá cầu: Tương tự đá cầu, nhưng thay vì quả cầu bình thường, người Hàn Quốc dùng một trái cầu đặc biệt được làm từ đồng xu và bao phủ bởi giấy vải nhiều màu sắc. Người chơi dùng chân để đá trái cầu, đội nào để rớt cầu hoặc đá ít hơn sẽ thua.
  • Yeonnalligi (연날리기) – Thả diều: Diều Hàn Quốc được làm từ giấy và tre, có nhiều hình dạng độc đáo như hình vuông, cá đuối hay diều bạch tuộc,... Trên thân diều thường có những câu chúc may mắn, sức khỏe. Người Hàn Quốc tin rằng thả diều trong ngày Tết giúp xua đi những vận xui và mang lại may mắn trong năm mới.

Trò chơi dân gian truyền thống để gắn kết tình cảm và cầu mong may mắn cho năm mới

Trò chơi dân gian truyền thống để gắn kết tình cảm và cầu mong may mắn cho năm mới.

Gói trọn yêu thương trong từng món quà Tết Hàn Quốc

Giống như tại Việt Nam, vào những ngày trước Tết âm lịch, không khí mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống ở Hàn Quốc trở nên rất nhộn nhịp. Mọi người đều bận rộn sắm sửa các món quà biếu tặng cho người thân, bạn bè và đối tác. Quà Tết thể hiện tấm lòng chúc phúc cho một năm mới đầy may mắn, sức khỏe và thành công.

Truyền thống quà Tết của người Hàn Quốc chủ yếu xoay quanh những món quà thực phẩm, đặc biệt là các loại hải sản tươi sống, thịt bò Hàn Quốc cao cấp hay các set hoa quả được gói cẩn thận theo phương thức truyền thống. Ngoài ra, thực phẩm chức năng, đặc biệt là các loại vitamin, thuốc bổ, thường được người Hàn chọn làm quà biếu cho người lớn tuổi, nhằm chúc họ sức khỏe dồi dào trong năm mới.

Truyền thống quà Tết của người Hàn Quốc

Truyền thống quà Tết của người Hàn Quốc chủ yếu xoay quanh những món quà thực phẩm bồi bổ sức khỏe

Thay vì những giỏ quà truyền thống, ngày Tết, người ta ngày càng chuộng tặng nhau những món quà tinh tế hơn. Đó là những sản phẩm đồ gia dụng cao cấp, như máy ép chậm, nồi chiên không dầu, máy làm sữa hạt,... thể hiển ý nghĩa tập trung vào bồi bổ sức khỏe ngay trong những bữa cơm gia đình hằng ngày, mang giá trị lâu dài chứ không phải vật chất dùng vài ngày.

Tết đến, xuân về, hãy dành tặng những người thân yêu món quà ý nghĩa và thiết thực. Đồ gia dụng Hawonkoo - sự lựa chọn hoàn hảo cho một căn bếp hiện đại và khỏe mạnh. Với thiết kế sang trọng, chất lượng vượt trội, các sản phẩm của Hawonkoo không chỉ giúp bạn nấu những bữa ăn ngon mà còn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời.

Đặc biệt, trong dịp Tết này, khi mua sản phẩm Hawonkoo còn có cơ hội GIẢM GIÁ CỰC HỜI và nhận được những QUÀ TẶNG KHỦNG. Hãy đến ngay gian hàng chính hãng của Junger tại các siêu thị điện máy trên toàn quốc hoặc mua sắm tại sàn thương mại điện tử chính hãng của chúng tôi như Shopee, Lazada để chọn mua những món quà ý nghĩa nhất nhé!

Cơ hội mua sắm đồ gia dụng cao cấp Hawonkoo với mức giá ưu đãi và tặng kèm rất nhiều quà tặng hấp dẫn.

Cơ hội mua sắm đồ gia dụng cao cấp Hawonkoo với mức giá ưu đãi và tặng kèm rất nhiều quà tặng hấp dẫn.

Tết Hàn Quốc và Tết Việt Nam: Giống và khác nhau như thế nào?

Cả Tết Hàn Quốc và Tết Việt Nam đều là những dịp lễ quan trọng để sum họp gia đình, tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên, hai nền văn hóa khác nhau cũng tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt trong cách đón Tết.

Yếu tốTết Hàn QuốcTết Việt Nam
Tên gọiSeollal (설날)Tết Nguyên Đán
Thời gian3 ngày, từ ngày cuối năm cũ đến mùng 2 TếtDài hơn, có thể kéo dài từ 23 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng
Mâm cỗ TếtCanh bánh gạo Tteokguk thường ăn vào ngày mùng 1 Tết. Các món khác như thịt bò Bulgogi, bánh gạo Tteokbokki...Mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét, thịt gà luộc, thịt kho hột vịt, nem rán, xôi, mứt Tết, các loại trái cây,...
Trang phục truyền thốngHanbokÁo dài
Phong tục
  • Cúng tổ tiên (Charye) vào mùng 1,
  • Lễ thăm hỏi, cúi lạy chúc Tết người lớn,
  • Cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
  • Xông đất mang lại may mắn cho cả năm.
  • Cúng tổ tiên, thăm ông bà và các bậc trưởng bối trong gia đình, thường vào buổi sáng mùng 1 Tết.
  • Hóa vàng để tiễn đưa ông bà tổ tiên về trời.
Lì xì
  • Trẻ em nhận lì xì, tiền mừng tuổi, bánh gạo hoặc hoa quả từ người lớn.
  • Còn người trưởng thành thì sẽ nhận được rượu hoặc thức ăn.
Trẻ em nhận tiền lì xì gọi là "lì xì" từ người lớn.
Hoạt động vui chơiCác trò chơi dân gian như yutnori (chơi gậy), tuho (ném mũi tên), neolttwigi (bập bênh), jegichagi (đá cầu), yeonnalligi (thả diều), đi du lịchĐi chùa, du xuân, kéo co, đá cầu, tham gia các hoạt động vui chơi cùng gia đình.

 

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về Tết Hàn Quốc và những điểm khác biệt so với Tết Nguyên đán ở Việt Nam mà Hawonkoo gửi tới bạn đọc. Theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

 

Bài viết liên quan

Máy ép chậm có ép được rau không? Lưu ý quan trọng [!]


Máy ép chậm có ép được rau nhưng còn tùy thuộc vào từng loại rau và cách sử dụng. Tìm hiểu ngay về công dụng và bí quyết ép rau hiệu quả tại đây!

Xem thêm

Top #7 máy ép chậm Dễ vệ sinh - Ít kẹt bã nhất [NÊN MUA]


Máy ép chậm dễ vệ sinh tuỳ thuộc vào chất liệu, thiết kế, công nghệ, tiện ích, tính năng thông minh. Chọn sản phẩm từ hãng nổi tiếng như Hawonkoo, BlueStone,...

Xem thêm

Top 5 máy ép chậm tốt nhất hiện nay [Kiệt bã - Êm ái - Bền]


Review top 5 máy ép chậm tốt nhất hiện nay được các bà nội trợ tin dùng từ các hãng nổi tiếng như Hawonkoo, BlueStone, Kuvings

Xem thêm