Nồi lẩu điện không nóng - Nguyên nhân và cách xử lý

Nồi lẩu điện không nóng, không phát ra nhiệt dù đèn vẫn báo sáng là lỗi phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn điện và hỏng hóc một số bộ phận bên trong. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này nhé.

Tại sao nồi lẩu điện không nóng? - Cách xử lý

1. Nguồn điện không ổn định

Khi nguồn điện chập chờn, không ổn định, nồi lẩu điện sẽ không thể nhận đủ năng lượng để hoạt động. Tình trạng này thường xảy ra vào giờ cao điểm khi nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình tăng cao.

Ngoài ra, ổ cắm điện không chắc chắn, dây điện bị đứt sau khi sử dụng thời gian dài hoặc do côn trùng cắn cũng khiến nồi lẩu điện không nóng.

Cách xử lý trường hợp này là:

  • Đảm bảo nguồn điện sử dụng cho nồi lẩu ổn định, không cắm nồi chung ổ điện với các thiết bị điện có công suất lớn khác.
  • Tránh sử dụng thiết bị vào những giờ cao điểm để giảm tải cho hệ thống điện và đảm bảo hiệu suất nấu nướng.

2. Bảng điều khiển bị hỏng

Trong trường hợp nguồn điện cung cấp ổn định nhưng nồi lẩu điện vẫn không hoạt động thì hãy kiểm tra bảng điều khiển xem có bị hư hỏng, gặp vấn đề hay bị liệt không. Nếu bị hỏng thì nồi lẩu điện sẽ không thể nhận tín hiệu để làm nóng nồi mặc dù đã nhấn hoặc gạt nút điều khiển.

Khi đó, bạn hãy mang nồi đến trung tâm bảo hành hoặc cơ sở sửa chữa để được nhân viên kiểm tra và hỗ trợ khắc phục sự cố.

3. Sự cố kỹ thuật

Nồi lẩu điện không nóng còn liên quan đến các lỗi kỹ thuật như: sò công suất hỏng, dây mayso bị lỗi, tụ điện hỏng,... Trong trường hợp tụ điện bị đứt thì hãy nối lại hoặc thay thế bằng tụ mới.

Tuy nhiên, nếu bạn không có kiến thức chuyên môn thì tuyệt đối không tự tháo rời và sửa chữa các bộ phận bên trong. Tốt nhất là liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc mang nồi đến các cửa hàng sửa chữa uy tín để được kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

Những lưu ý khi sử dụng nồi lẩu điện

Sử dụng nồi lẩu điện đúng cách không chỉ giúp hạn chế tình trạng nồi không nóng mà còn đảm bảo quá trình nấu ăn hiệu quả và an toàn hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng, vệ sinh và bảo quản nồi lẩu điện đúng cách.

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để hiểu rõ về các tính năng và sử dụng đúng cách.
  • Lau khô lòng nồi, mâm nhiệt hay phích điện trước khi sử dụng.
  • Dùng hai tay đặt lòng nồi vào mâm nhiệt để truyền nhiệt hiệu quả và tránh làm hỏng nồi.
  • Đặt nồi trên bề mặt phẳng, ổn định, không đặt nơi ẩm ướt để tránh bị chập điện.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng loại thực phẩm để tránh gây cháy khét.
  • Không chạm vào bề mặt nồi lẩu khi đang đun nấu để tránh bị bỏng.
  • Không rút nguồn điện đột ngột khi bếp đang hoạt động.
  • Rút phích cắm và chờ cho nồi nguội tự nhiên hoàn toàn rồi mới vệ sinh.
  • Không xả nước lạnh vào khi còn nóng để tránh làm lớp chống dính bị bong tróc.
  • Không dùng vật cứng, sắc nhọn như dao, nĩa,... hay miếng rửa kim loại để chà xát lòng nồi.
  • Không được ngâm trực tiếp nồi lẩu điện vào nước để tránh nguy cơ chập cháy điện.
  • Vệ sinh sạch sẽ nồi sau mỗi lần sử dụng, tránh để lâu khiến thức ăn bám chặt, ám mùi và khó làm sạch hơn.
  • Bảo quản nồi lẩu điện ở nơi khô ráo, thoáng mát và trong tủ kín để tránh côn trùng cắn phá.

Như vậy Hawonkoo đã chia sẻ những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nồi lẩu điện không nóng. Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp bạn biết cách xử lý và sử dụng nồi lẩu điện hiệu quả và đạt công suất cao nhất.

Bài viết liên quan

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào?


Bếp từ thường dùng aptomat từ 20A - 60A tùy theo công suất tiêu thụ và hiệu điện thế của loại bếp từ sử dụng.

Xem thêm

Bếp từ có chiên xào được không? Hướng dẫn chi tiết


Bếp từ có thể chiên xào, rán thực phẩm một cách hiệu quả được. Tuy nhiên cần nắm được cách thức chọn lựa bếp từ, nồi và cân chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Xem thêm

Bếp từ có tính phong thủy không? Cách đặt bếp hợp mệnh


Bếp từ có tính phong thủy, được coi là nơi giữ lửa trong ngôi nhà. Cách bố trí bếp từ sao cho hợp mệnh gia chủ, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.

Xem thêm