Nồi áp suất hầm xương trong bao lâu -  Hướng dẫn cách làm

Nồi áp suất hầm xương có khả năng làm nhừ xương nhanh gấp nhiều lần so với nồi thường. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt này? Nồi áp suất hầm xương trong bao lâu là hợp lý? Hãy cùng Hawonkoo giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau.

Tại sao nồi áp suất hầm xương nhanh nhừ?

Nồi áp suất là loại nồi có nắp đậy kín với gioăng cao su và van áp suất. Khi nấu, nồi được vặn kín nắp để giữ hơi nước không thoát ra ngoài, tạo ra môi trường áp suất cao kéo theo điểm sôi của nước trong nồi cũng tăng cao hơn 100℃. Nhờ vậy, nước thẩm thấu vào thức ăn nhanh hơn, giúp thực phẩm chín mềm và nhanh hơn so với phương pháp nấu thông thường.

Điều đặc biệt là sau một khoảng thời gian nhất định khi nước sôi, dù không tiếp tục đun nấu nhưng vẫn giữ nắp kín và không xả hơi, nhiệt độ trong nồi vẫn duy trì ở mức 100°C hoặc cao hơn. Khi muốn mở nắp nồi, người dùng cần xả van để giảm áp suất bên trong để hơi nước ngưng tụ, áp suất sẽ giảm xuống mức an toàn.

Nồi áp suất hầm xương trong bao lâu?

Để đạt được độ nhừ vừa phải và đảm bảo dinh dưỡng, thời gian hầm xương bằng nồi áp suất thích hợp nhất là 30 phút. Sau khi hết thời gian này, bạn không cần xả van áp suất ngay mà hãy để nồi xả tự nhiên thêm 15 phút. Bởi lúc này, nhiệt độ nóng còn sót lại trong nồi sẽ tiếp tục làm nhừ xương mà lại giúp tiết kiệm điện năng.

Tuy nhiên, thời gian hầm xương có thể thay đổi tùy theo loại xương và kích thước của chúng.

Ví dụ:

  • Xương heo: hầm trong 30 phút
  • Xương bò: hầm trong 45 phút
  • Xương gà: hầm trong 20 phút

Cách hầm xương bằng nồi áp suất

Hầm xương bằng nồi áp suất không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn. Nước hầm xương còn có thể tận dụng để nấu bún, nấu canh,... vô cùng thanh ngọt. Hãy cùng khám phá cách hầm xương bằng nồi áp suất cho nhanh mềm và nước dùng trong veo nhé.

1. Nguyên liệu

  • Xương bò: 1kg
  • Giấm trắng: 2 muỗng canh
  • Hành tây: 1 củ to cắt làm 4

2. Cách làm

Bước 1: Sơ chế xương bò

  • Xương bò mua về bạn đem rửa sạch và dội qua nước sôi.
  • Cho vào chậu 3 lít nước, 2 muỗng canh muối, 2 muỗng canh giấm và ngâm xương khoảng 5 phút.

Bước 2: Chần xương

  • Vớt xương ra cho vào nồi cùng 3 lít nước vào nồi cùng 2 muỗng cafe muối và 1 củ hành tây.
  • Bật bếp đun sôi ở lửa lớn, khi bọt nổi lên thì vớt hết bọt ra để nước xương sẽ trong hơn.
  • Chêm thêm 1 lít nước vào tiếp tục đun và vớt hết bọt trắng nổi lên.

Bước 3: Hầm xương

  • Cho xương vào nồi áp suất và đổ nước xâm xấp mặt xương.
  • Đóng nắp nồi áp suất đúng vị trí và hầm xương trong 30 phút.
  • Khi nồi đã hầm xong, để nồi xả áp tự nhiên trong 15 phút.

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản là đã có thể hầm xương ngon ngọt bằng nồi áp suất. Sau khi hầm xong, hãy lọc nước dùng bỏ cặn và có thể chế biến món ăn tùy thích.

Lưu ý khi hầm xương bằng nồi áp suất

Hầm xương bằng nồi áp suất là phương pháp tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và cho ra thành phẩm mềm ngon. Tuy nhiên, để sử dụng nồi áp suất an toàn, bền bỉ và hầm xương được mềm, ngọt thì cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Chỉ cho lượng nước vừa đủ xâm xấp mặt thịt, không cho quá nhiều khiến nồi không đủ không gian để tạo ra áp suất làm nhừ xương.
  • Cho lượng thức ăn dưới ¾ dung tích nồi để tránh bị trào ra ngoài.
  • Không cho quá nhiều gia vị làm át vị của thực phẩm vì nấu bằng nồi áp suất điện sẽ giữ được trọn vẹn hương vị tự nhiên của nguyên liệu.
  • Chọn hầm xương ở mức áp suất vừa đủ để thịt không bị quá nhừ nát.
  • Vớt hết lớp váng bọt sẽ giúp nước dùng trong, không có cặn bẩn và thơm ngon hơn.
  • Đặt nồi ở mặt phẳng, tránh xa nguồn nhiệt bên ngoài để hạn chế cháy nổ.
  • Nếu dùng nồi áp suất điện thì phải cắm vào nguồn điện ổn định.
  • Không dùng chung ổ cắm với các thiết bị có công suất lớn hư lò nướng, nồi chiên không dầu...
  • Không dùng lòng nồi để nấu trên các loại bếp khác như bếp gas, bếp từ, bếp hồng ngoại,...
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả nấu nướng.
  • Kiểm tra kỹ các bộ phận của nồi trước khi nấu và đảm bảo hoạt động tốt, không bị hư hỏng.
  • Không đưa các vật kim loại hoặc dị vật nào khác nào nồi.
  • Không được ngâm hoặc nhúng nồi áp suất điện vào nước để tránh gây đoản mạch hoặc điện giật.
  • Chỉ mở nắp khi áp suất đã được giảm hoàn toàn.
  • Không được mở nắp nồi với lực mạnh để tránh bị bỏng hoặc chấn thương vật lý.
  • Không đậy van xả hoặc lỗ thoát hơi bằng vật khác.
  • Tuyệt đối không chạm tay và mở đột ngột nắp nồi, van xả khi nồi đang nấu để tránh bị bỏng.

Như vậy, Hawonkoo đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về nồi áp suất hầm xương, bao gồm cách sử dụng và những lưu ý quan trọng. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

Bài viết liên quan

Nồi inox bị ra ten, ố vàng, loang lổ - Nguyên nhân và cách xử lý


Nồi inox bị ra ten là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng, ố vàng hoặc loang lổ trên bề mặt nồi. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé.

Xem thêm

Bộ nồi nào tốt nhất hiện nay - Review


Để chọn được bộ nồi nào tốt nhất hiện nay cần đánh giá qua các tiêu chí như về chất liệu, độ dày, kích thước, nắp nồi, tay cầm, thương hiệu, giá cả,...

Xem thêm

Cách làm ruốc chà bông bằng máy xay thịt


Làm ruốc bằng máy xay thịt vừa giúp sợi ruốc bông tơi lại còn giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức hơn nhiều so với cách làm truyền thống.

Xem thêm