Nồi cơm điện là thiết bị quen thuộc được sử dụng thường xuyên trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết rằng những thói quen sử dụng sai lầm có thể làm nồi cơm điện của bạn nhanh hỏng? Hãy cùng Hawonkoo khám phá những lỗi phổ biến và cách kéo dài tuổi thọ của nồi cơm điện ngay trong bài viết dưới đây.
Không lau khô lòng nồi cơm điện trước khi nấu là một lỗi mà rất nhiều người mắc phải. Khi nước tiếp xúc với mâm nhiệt sẽ gây ra tiếng nổ lộp bộp, mùi khét, thậm chí có thể gây rò rỉ điện, chập cháy rơ le khi nồi đang hoạt động.
Để kéo dài tuổi thọ của nồi cơm, bạn nên lau khô mặt ngoài, đặc biệt là phần đáy của lòng nồi trước khi đặt vào phần thân vỏ. Điều này không chỉ giúp bảo vệ rơ le và mâm nhiệt mà còn hạn chế tình trạng rỉ sét gây giảm hiệu suất hoạt động của nồi cơm điện gia đình.
Dùng 1 tay để đặt lòng nồi vào thân vỏ của nồi cơm cũng là một trong những nguyên nhân khiến thiết bị này nhanh hỏng hóc. Bên cạnh việc gây trầy xước cho các khu vực tiếp xúc, việc đặt lòng nồi bằng 1 tay còn có thể gây méo rơ le khiến nhiệt lượng tỏa ra không đều và khiến cơm bị sượng. Vì vậy, hãy dùng 2 tay đặt cẩn thận lòng nồi xuống thân vỏ để bảo vệ tuổi thọ của nồi và giúp món cơm dẻo thơm hơn nhé!
Việc vệ sinh lòng nồi cơm điện khi còn nóng hoặc dùng miếng cọ cứng có thành phần kim loại để chùi rửa sẽ khiến nồi bị trầy xước và gây hư hại cho lớp chống dính bên trong. Thói quen sai lầm này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm giảm hiệu suất nấu và tuổi thọ của nồi cơm điện.
Thay vì dùng miếng cọ cứng, bạn nên sử dụng giẻ mềm để vệ sinh bề mặt nồi cơm. Điều này giúp bảo vệ lớp phủ bên trong lòng nồi và duy trì nồi cơm ở tình trạng tốt nhất trong thời gian dài.
Lỗ thoát hơi là bộ phận được thiết kế giúp điều chỉnh áp suất và nhiệt độ bên trong nồi, đảm bảo cơm được nấu đều và ngon hơn. Khi lỗ thoát hơi bị kín, áp suất bên trong nồi tăng lên, không chỉ gây hỏng nhanh các linh kiện quan trọng mà còn có nguy cơ gây nổ nồi cơm điện. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cơm mà còn làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Vì vậy, khi nấu cơm bạn tuyệt đối không được bịt kín lỗ thoát hơi của nồi cơm điện. Đồng thời thường xuyên vệ sinh để các lỗ thoát khí được thông thoáng và loại bỏ mảng bám, vi khuẩn do bọt cơm trào lên.
Nhiều chị em nội trợ cho rằng việc nhấn nút nấu nhiều sẽ khiến cơm nóng được lâu và tạo ra lớp cháy giòn giòn thơm ngon. Tuy nhiên, điều này khiến rơ le bật tắt liên tục làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Thay vì bấm đi bấm lại nút nấu nhiều lần, bạn nên lựa chọn chế độ nấu phù hợp ngay từ đầu để có được món ăn ngon vừa ý mà không gây tổn hại đến nồi cơm.
Hiện nay, nồi cơm điện không chỉ nấu cơm mà còn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn khác như nấu cháo và làm bánh. Tuy nhiên, tùy vào từng loại nồi cơm mà bạn sử dụng các chức năng sao cho đúng để nồi hoạt động hiệu quả và đảm bảo hương vị cho món ăn.
Thông thường sau khi sử dụng, lòng nồi sẽ được làm sạch và bảo quản riêng cho ráo nước. Việc bảo quản lòng nồi cần chú ý không xếp chồng với các đồ gia dụng khác, tránh làm rơi hay va đập mạnh khiến nồi bị trầy xước và móp méo. Đặc biệt, khi phần đáy bị móp mép sẽ khiến diện tích tiếp xúc với mâm nhiệt không đạt yêu cầu làm cơm chín không đều, sượng sống.
Bên cạnh lòng nồi thì một số vị trí khác của nồi cơm điện như van thoát hơi, nắp phụ, mâm nhiệt, cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ định kỳ để giúp nấu cơm ngon hơn, tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Một lưu ý nữa đó là hãy nhớ đóng nắp nồi nhằm ngăn ngừa cặn bẩn, rác hay côn trùng rơi vào kẹt ở mâm nhiệt gây hư hỏng.
Việc dùng thìa, muỗng bằng kim loại hoặc có đầu sắc nhọn sẽ làm trầy xước bề mặt chống dính bên trong lòng nồi, khiến nồi hư hỏng và mất an toàn. Khi lớp phủ bảo vệ bị bong tróc kết hợp nhiệt độ cao có thể khiến kim loại bị thôi nhiễm vào thức ăn. Vì thế, bạn hãy chọn dụng cụ xới cơm bằng gỗ, nhựa hoặc silicon để bảo vệ tính an toàn và thẩm mỹ cho nồi cơm điện.
Dùng chung ổ cắm của nồi cơm điện với các thiết bị điện tử có công suất cao như: tủ lạnh, máy giặt, bếp từ,... có thể tình trạng điện tăng giảm áp đột ngột gây chập cháy. Để bảo vệ nồi cơm và các thiết bị điện khác tránh khỏi tình trạng quá tải và hỏng hóc, bạn nên sử dụng một ổ cắm riêng biệt cho nồi cơm hoặc đảm bảo rằng ổ cắm chung có khả năng đáp ứng công suất của tất cả các thiết bị được kết nối vào nó.
Như vậy, trên đây là những thói quen phổ biến khiến nồi cơm điện nhanh hư hỏng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp nồi cơm điện trở nên bền bỉ và an toàn hơn khi sử dụng.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua nồi cơm điện chất lượng cao để nấu cơm dẻo thơm cho cả gia đình, thì nồi cơm điện Hawonkoo là một lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ gây ấn tượng bởi kiểu dáng thẩm mỹ, nồi cơm điện Hawonkoo còn sở hữu đa dạng chương trình nấu nướng giúp bạn chế biến được nhiều món ngon như nấu cơm, nấu cháo, nấu súp, hấp luộc,.... Ngoài ra, nồi được làm từ những chất liệu cao cấp, bền bỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và chi phí điện năng trong quá trình sử dụng.
Để được tư vấn cụ thể về sản phẩm nồi cơm điện Hawonkoo, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc truy cập website Hawonkoo.