Khi nào nên thay chảo chống dính? [4 dấu hiệu nhận biết]

Chảo chống dính từ lâu đã trở thành trợ thủ đắc lực giúp cho việc nấu nướng trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rằng chảo chống dính cũng có “hạn sử dụng” cần phải thay mới để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Vậy khi nào thì cần thay chảo chống dính, dấu hiệu nhận biết là gì, nên chọn loại chảo chống dính nào và làm sao để bảo vệ chảo chống dính được bền lâu? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Hawonkoo giải đáp trong bài viết này.

Khi nào nên thay mới chảo chống dính?

Đa số mọi người thấy nồi, chảo chống dính vẫn còn dùng được nên không chịu thay mới. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài, lớp chống dính sẽ không còn tốt nữa. Đặc biệt là khi nấu nướng bằng các loại chảo kém chất lượng sẽ càng nhanh hỏng hơn.

Do đó, chảo chống dính cần thay mới sau khi sử dụng được khoảng 1–3 năm tùy thuộc vào chất lượng, chất liệu của chảo và cách sử dụng của bạn. Nếu bạn dùng thường xuyên thì chảo chống dính có thể bị mòn và hư hỏng nhanh hơn.

Dấu hiệu cần thay mới chảo chống dính

Ngoài yếu tố về tuổi thọ sử dụng thông thường của chảo chống dính, bạn có thể kiểm tra tình trạng của chảo và thay mới nếu chảo chống dính nhà bạn có các dấu hiệu dưới đây, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Lớp chống dính bị bong tróc

Lớp chống dính chảo bị bong tróc

Lớp phủ chống dính là thành phần quan trọng nhất của chảo giúp cho thức ăn không bị dính vào đáy chảo khi nấu nướng. Một khi lớp chống dính này bị bong tróc, sứt mẻ là dấu hiệu cho thấy chắc chắn bạn phải thay chảo bởi nó đã mất đi khả năng chống dính, đồng thời có thể gây hại cho sức khỏe do các chất hóa học trong lớp chống dính bị đào thải ra.

Chảo có những vết xước sâu

Chảo có những vết xước sâu

Những vết xước sâu trên bề mặt chảo chống dính báo hiệu đã đến lúc phải thay mới chảo. Do ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường, chảo có thể bị rỉ sét ở những vết xước sâu này làm giảm độ bền của chảo và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Để ngăn chặn những điều này, hãy đảm bảo bạn sử dụng và làm sạch các dụng cụ chống dính đúng cách và bảo quản một cách cẩn thận.

Chảo bị cong vênh

Chảo bị cong vênh

Chảo bị cong vênh khiến bề mặt nấu không bằng phẳng sẽ có thể làm giảm độ bền của lớp chống dính và gây khó khăn trong quá trình nấu nướng làm ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Vì vậy, bạn nên thay bằng các loại chảo có lớp chống dính chất lượng cao sẽ ít có khả năng bị cong vênh trong quá trình sử dụng.

Chảo bám cặn, dầu mỡ

Chảo bám cặn, dầu mỡ

Nguyên nhân khiến chảo chống dính bị bám cặn và dầu mỡ là do sử dụng và vệ sinh chảo không đúng cách trong một thời gian dài. Chảo bị bám cặn và dầu mỡ không chỉ gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn khiến việc nấu nướng trở nên bất tiện hơn rất nhiều. Do đó bạn cần thay mới chảo chống dính để đảm bảo chất lượng món ăn cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình.

Nên chọn loại chảo chống dính nào tốt nhất?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chảo chống dính với chất liệu khác nhau như Teflon, Ceramic, Whitford, Greblon. Để giúp bạn lựa chọn được loại chảo chống dính tốt nhất, Hawonkoo sẽ đưa ra phân tích và so sánh các loại chống dính này.

Chất liệu chống dínhNhiệt độƯu điểmNhược điểm
Teflon
  • Nhiệt độ phân hủy: 300–400℃
  • Nhiệt độ nấu ăn: 130–190℃
  • Chống ăn mòn.
  • Bề mặt chảo trơn láng không bám dính.
  • Khi chảo bị bong tróc, keo dính giữa Teflon và kim loại có thể gây hại cho sức khỏe.
Ceramic
  • Nhiệt độ phân hủy: 450℃
  • Không chứa chất PTFE, PFOA (chất đang gây tranh cãi về khả năng gây ung thư cho người dùng).
  • Lớp phủ mịn, chịu nhiệt cao.
  • Không chứa các kim loại, chì và cadmium.
  • Lớp phủ khá dễ vỡ và bị sứt mẻ.
  • Mất khá nhiều thời gian để làm nóng.
Whitford
  • Nhiệt độ phân hủy: 440℃
  • Nhiệt độ nấu ăn: 260℃
  • Không chứa các chất PFOA, APEO gây hại.
  • Độ chống dính cao, chống mài mòn hiệu quả.
  • Khả năng chống chịu tốt với môi trường kiềm, axit, dung môi hữu cơ, dầu.
  • Được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn, thân thiện với môi trường.
  • Nếu sử dụng mức nhiệt 230–260℃ thì nên nấu ăn trong 15–20 phút để giữ tuổi thọ cho chảo.

Từ bảng so sánh trên, có thể thấy rằng chất liệu chống dính Whitford sử hữu nhiều tính năng nổi bật và an toàn trong quá trình sử dụng. Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm chất lượng cho người dùng, Hawonkoo đã đưa những ưu điểm của Whitford vào trong Bộ nồi Hawonkoo CWH-070-PK.

https://hawonkoo.vn/dung-cu-nha-bep

Bộ nồi CWH-070 gồm 3 món cao cấp: 1 chảo, 1 nồi xào nấu và 1 xoong khuấy bột, được thiết kế sang trọng với chất liệu an toàn cho sức khỏe.

Thân bộ nồi được làm bằng hợp kim nhôm dày 2,5mm, miệng hơi loe, thân bầu tròn, tạo kiểu dáng mềm mại, sang trọng. Bên ngoài được sơn phủ tĩnh điện có khả năng chịu nhiệt, hạn chế tối đa các vết trầy xước.

Lòng nồi được phủ lớp chống dính Whitford–Xylan cao cấp đại tiêu chuẩn FDA của Mỹ, Anh và EU, có khả năng chịu nhiệt cao, chống ăn mòn và mài mòn, kháng hóa chất. Bên cạnh đó còn có độ bám dính bề mặt cao, không bong tróc, đặt biệt không có chất PFOA, APEO gây ung thư, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Ngoài ra, đáy nồi còn được thiết kế 3 lớp bao gồm: 1 lớp nhôm lòng nồi, 1 lớp nhôm đặc biệt tăng độ hấp thụ nhiệt và 1 lớp inox có khả năng bắt từ, giúp đảm bảo truyền nhiệt đều.

Tay cầm được làm bằng inox 304 không gỉ, sáng bóng và chắc chắn. Đặc biệt, công nghệ cách nhiệt bằng chân không được áp dụng vào thiết kế tay cầm, đảm bảo không bị nóng, rất an toàn trong quá trình sử dụng.

Mẹo sử dụng chảo chống dính an toàn & bền lâu

Khi sử dụng chảo chống dính, bạn cần nắm vững những lưu ý sau đây để không chỉ giúp món ăn có hương vị ngon hơn mà còn kéo dài tuổi thọ cho chảo chống dính nhà bạn.

Không nấu ở nhiệt độ quá cao

Khi tiếp xúc liên tục với nhiệt độ cao cả khi nấu ăn hoặc trong máy rửa chén điều có thể khiến lớp chống dính của chảo bị xuống cấp hoặc thậm chí là bong tróc. Do đó, bạn nên đun ở lửa vừa hoặc thấp hơn để kéo dài tuổi thọ của chảo chống dính.

Chảo chất lượng cao như Hawonkoo CWH-070-PK sẽ đảm bảo phân bổ nhiệt đều, vì vậy bạn không cần phải tăng nhiệt mà vẫn đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ.

Sử dụng dụng cụ an toàn

Để tránh làm hỏng bề mặt chảo, bạn cần sử dụng các dụng cụ bằng gỗ, silicone hoặc các dụng cụ chống dính khác thay vì dùng inox, thép, nhôm trong khi nấu. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ làm trầy xước lớp chống dính chảo.

Không dùng miếng chùi nhôm để cọ rửa

Dùng miếng chùi nhôm có thể làm mặt chảo bị trầy xước và bong lớp chống dính. Do đó, tốt nhất là bạn nên sử dụng miếng bọt biển, xơ mướp hoặc khăn mềm để vệ sinh chảo. Cách này không chỉ giúp bảo vệ lớp chất chống dính của chảo bền lâu hơn mà còn đảm bảo rằng trong quá trình nấu nướng sẽ không tạo ra các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bảo quản đúng cách

Lớp phủ của chảo chống dính có thể bị tổn hại cả khi nấu hay không nấu do bảo quản không đúng cách. Việc xếp chảo chống dính chồng đè lên các dụng cụ nấu ăn khác có thể khiến lớp phủ trầy xước, sứt mẻ và làm mòn lớp phủ.

Mua chảo chống dính chất lượng cao

Một cách khác để duy trì tuổi thọ của chảo là mua loại chống dính chất lượng cao được làm bằng vật liệu bền, lâu dài, như thép không gỉ. Trong đó, Hawonkoo CWH-070 hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí bền lâu và an toàn cho sức khỏe.

Hãy truy cập website Hawonkoo để mua bộ nồi chảo CWH-070 và các đồ gia dụng khác, hoặc gọi đến Hotline 1900232396 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!

Bài viết liên quan

Máy ép chậm dưới 3 triệu tốt nhất chọn loại nào?


Máy ép chậm dưới 3 triệu đồng thuộc phân khúc tầm trung đảm bảo được những tính năng, công nghệ hiện đại với mức giá phải chăng.

Xem thêm

Top 5 nồi chiên không dầu tốt nhất hiện nay - Review


Top 5 nồi chiên không dầu tốt nhất được review trong bài viết này đảm bảo được cả yếu tố về thẩm mỹ và công năng tiện dụng.

Xem thêm

Nồi chiên không dầu dưới 3 triệu đáng mua nhất


Nồi chiên không dầu dưới 3 triệu đồng thuộc phân khúc tầm trung đảm bảo được những tính năng, công nghệ hiện đại với mức giá phải chăng.

Xem thêm