Cách vệ sinh nồi lẩu nướng 2 trong 1 - Nhanh chóng hiệu quả

Liệu bạn đã biết cách vệ sinh nồi lẩu nướng 2 trong 1 nhanh chóng và hiệu quả chưa? Hãy để Hawonkoo hướng dẫn chi tiết các bước vệ sinh các bộ phận của nồi lẩu nướng trong bài viết này nhé!

Cách vệ sinh nồi lẩu nướng 2 trong 1

Chuẩn bị dụng cụ

  • Giấy
  • Khăn ẩm
  • Miếng bọt biển
  • Nước rửa bát
  • Nước tẩy rửa chuyên dụng

Cách vệ sinh nồi lẩu nướng 2 trong 1

Cần chắc chắn thiết bị nồi lẩu nướng đa năng đã ngừng hoạt động và được rút phích cắm trước khi bắt đầu. Đối với nồi lẩu điện, bạn cần chờ nồi nguội hẳn sau khi sử dụng để tránh bị bỏng hoặc sốc nhiệt trong quá trình vệ sinh.

1. Vệ sinh nồi và khay nướng

Bước 1: Tháo rời lòng nồi và khay nướng (nếu có thể)

Nếu nồi có thể tháo rời, hãy tháo nồi ra khỏi bếp để dễ dàng vệ sinh hơn. Nếu nồi và khay nướng có thiết kế cố định vào thân nồi, có thể để nguyên và vệ sinh phần lòng nồi cẩn thận, không để nước dính vào chỗ điện để tránh gây cháy nổ hoặc hỏng hóc thiết bị.

Bước 2: Vệ sinh nồi và khay nướng

  • Nếu có vết dầu mỡ bám chặt, nên ngâm lòng nồi và khay nướng trong nước ấm khoảng 30 phút rồi dùng khăn ẩm lau sạch.
  • Dùng khăn giấy khô thấm sạch dầu mỡ rồi dùng khăn ẩm lau sạch bên trong và xung quanh lòng nồi.
  • Nếu có vết dầu mỡ bám chặt, đối với lòng nồi đi liền với bếp, hãy cho nước ấm vào lòng nồi ngâm khoảng 30 phút rồi đổ nước đi, dùng khăn ẩm lau sạch rồi tráng qua một lần nước sôi nữa để làm sạch hoàn toàn lòng nồi và khay nướng.
  • Đối với lòng nồi có thể tháo rời, có thể tháo ra ngâm nước ấm hoặc dùng nước rửa chén để rửa sạch. Do đó, rất nên lựa chọn loại bếp lẩu nướng có bộ nồi tháo rời như Hawonkoo MCEH-200 sẽ giúp việc vệ sinh đơn giản hơn rất nhiều.

Lưu ý:

  • Không xả nước lạnh vào lòng nồi và khay nướng khi còn nóng vì có thể khiến cho lớp chống dính bị bong tróc.
  • Tuyệt đối không sử dụng vật cứng, sắc nhọn như dao, nĩa,... hay miếng rửa sắt để vệ sinh lòng nồi. Vì cũng sẽ làm hỏng lớp chống dính, gây mất thẩm mỹ và thậm chí còn gây hại tới sức khỏe người dùng.

2. Vệ sinh bếp

Đối với các loại bếp có thiết kế cố định nồi, chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch các vết dầu mỡ bám xung quanh phần vỏ nồi. Lưu ý không được ngâm vỏ nồi vào nước vì có thể khiến nước tràn vào các khe hở bên trong gây nguy cơ chập cháy điện. Ngoài ra, nên lau sạch vỏ nồi ngay sau khi nồi nguội, tránh để lâu vì có thể sẽ làm dầu két lại khiến việc tẩy rửa khó khăn hơn.

Với loại nồi có thiết kế tháo rời bếp thì thực hiện vệ sinh bếp theo các bước sau:

Bước 1: Loại bỏ mẫu vụn bẩn

  • Đầu tiên là loại bỏ hết các mẩu thức ăn còn sót lại trên bếp. Nếu không lau chùi sạch sẽ thì chúng sẽ bám cặn lên trên mặt bếp và tạo điều hiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Bước 2: Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng

  • Sau khi đã loại bỏ hết các mẩu vụ thức ăn, đổ một ít dung dịch tẩy rửa lên mặt bếp, đặc biệt là những chỗ có nhiều vết bẩn, rồi dùng miếng bọt biển thoa đều dung dịch lên khắp bề mặt bếp.
  • Để dung dịch tẩy rửa trên mặt bếp khoảng 3 phút cho chất tẩy phát huy tác dụng nhưng lưu ý không để dung dịch khô hẳn.

Bước 3: Lau chùi sạch vết bẩn

  • Sau 3 phút sau khi dùng nước tẩy, dùng miếng bọt biển chà nhẹ nhàng toàn bộ mặt bếp để loại bỏ vết bẩn rồi dùng khăn ẩm lau sạch chất tẩy rửa còn sót lại là hoàn thành quá trình vệ sinh bếp lẩu nướng.

Với các vết bẩn cứng đầu

Nếu mặt bếp có các vết bẩn đóng cặn lâu ngày hoặc mặt kính bị cháy thì sẽ rất khó có thể làm sạch chỉ bằng chất tẩy rửa thông thường. Do đó, cần sử dụng dao vệ sinh chuyên dụng để loại bỏ theo các bước sau đây:

  • Trước tiên lau mặt bếp bằng khăn ẩm để các vết cứng đầu trở nên mềm hơn.
  • Sau đó, thoa đều chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc nước rửa bát lên mặt bếp và để trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Tiếp theo đặt dao vệ sinh chuyên dụng nghiêng một góc 30 – 40 độ so với mặt bếp, sau đó cạo nhẹ nhàng vết bẩn theo một chiều. Lưu ý không đẩy lùi dao liên tục để tránh mặt kính bị trầy xước.
  • Cuối cùng, dùng khăn mềm ẩm lau lại mặt bếp cho sạch hoàn toàn là xong.

3. Phụ kiện

Ngoài lòng nồi và mặt bếp cũng cần vệ sinh sạch sẽ các bộ phận khác của bếp lẩu nướng như nắp nồi, dây điện,... Đối với các bộ phận này chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch các vết dầu mỡ hoặc bụi bẩn bám dính là được.

Những lưu ý khi vệ sinh nồi lẩu nướng đa năng

Nhìn chung, cách vệ sinh nồi lẩu nướng 2 trong 1 không quá phức tạp, ai cũng có thể thực hiện được. Sau khi vệ sinh sạch sẽ xong, cần cất nồi đi cho những lần sử dụng tiếp theo. Tuy nhiên lưu ý một số điều sau để sử dụng bếp lâu dài hơn:

  • Sau khi ngắt điện, để nồi nguội tự nhiên và không xả nước lạnh vào khi còn nóng để tránh làm lớp chống dính bị bong tróc.
  • Đợi cho bếp nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh bếp. Vì nếu vệ sinh khi bếp còn nóng sẽ ảnh hưởng đến mặt kính và tuổi thọ của sản phẩm.
  • Không sử dụng vật cứng, sắc nhọn như dao, nĩa,... hay miếng rửa sắt để chà xát lòng nồi và mặt kính vì sẽ làm trầy xước, hỏng lớp chống dính. Tử đó xước mặt kính gây mất thẩm mỹ và thậm chí còn gây hại tới sức khỏe người dùng.
  • Lưu ý không được ngâm vỏ nồi có bếp và lòng nồi cố định vào nước vì có thể khiến nước tràn vào các khe hở bên trong gây nguy cơ chập cháy điện.
  • Lau chùi vệ sinh những ngóc ngách và khe nhỏ trên bếp vì thức ăn và dầu mỡ sẽ bám nhiều vào những vị trí này 
  • Đối với các bộ phận như nồi lẩu, khay nướng,... sau khi sử dụng nên để chúng khô tự nhiên. Sau đó lau lại với khăn khô một lần nữa để đảm bảo chúng luôn được sạch sẽ, không bị ẩm mốc.
  • Đặt bếp lẩu nướng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh những nơi ẩm thấp.
  • Kiểm tra lại dây điện trước khi sử dụng để tránh điện bị hở, rò rỉ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
  • Nên sử dụng loại bếp lẩu nướng thiết kế nồi lẩu và khay nướng rời. Mặt kính cao cấp có khả năng chống xước tốt, không bám bẩn, dễ dàng vệ sinh và có độ bền.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chi tiết cách vệ sinh nồi lẩu nướng 2 trong 1. Nếu bạn đang có nhu cầu tham khảo, tìm mua các loại nồi lẩu nướng đa năng kèm nồi hay các đồ dùng nhà bếp đa năng, tiện dụng thì hãy tham khảo ngay những sản phẩm của Hawonkoo nhé!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Mẹo thiết kế nhà bếp màu xanh sang trọng và hiện đại


Nhà bếp màu xanh dịu nhẹ kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh, kết hợp các màu và phụ kiện,...

Xem thêm

Bí quyết tạo nên phòng bếp màu hồng tiện nghi, đẹp như mơ


Phòng bếp màu hồng ngọt ngào cần được kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh,...

Xem thêm

Sơn bếp màu gì đẹp và hợp phong thủy - Top 10 lựa chọn tốt nhất


Sơn bếp màu gì đẹp cần phụ thuộc vào các yếu tố về sở thích, hợp phong thủy, phong cách nhà bếp,...

Xem thêm