Hướng dẫn cách vệ sinh nồi lẩu điện

Cách vệ sinh nồi lẩu điện thế nào để đạt hiệu quả làm sạch mà không ảnh hưởng đến chất lượng nồi, bạn đã biết chưa? Vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách là việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho gia đình và giữ cho nồi luôn bền đẹp. Trong bài viết này, Hawonkoo sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh, sử dụng và bảo quản nồi lẩu điện an toàn và hiệu quả nhé.

Chuẩn bị dụng cụ

  • Giấy
  • Khăn ẩm
  • Miếng bọt biển
  • Nước rửa chén

Các bước vệ sinh nồi lẩu điện

Trước khi tìm hiểu các bước vệ sinh nồi lẩu điện, hãy cùng xem qua các bộ phận của nồi lẩu điện để dễ dàng hình dung các bước vệ sinh nhé.

cấu tạo các bộ phận của nồi lẩu điện

Cấu tạo các bộ phận của nồi lẩu điện

Bước 1: Rút phích cắm, để nồi nguội

  • Sau khi đã sử dụng xong nồi, hãy rút phích cắm và để nồi nguội tự nhiên.
  • Lưu ý không xả nước lạnh vào khi nồi còn nóng để tránh làm lớp chống dính bị bong tróc. 

Bước 2: Vệ sinh lòng nồi và thân nồi

Đối với nồi lẩu điện đế rời:

  • Khi nồi lẩu điện đã nguội hoàn toàn thì nhấc thân nồi và nắp nồi ra khỏi đế nồi.
  • Dùng miếng bọt biển rửa sạch lòng nồi, thân nồi và nắp nồi với nước rửa chén và nước sạch.
  • Nếu nồi bị dính thức ăn ở đáy thì hãy ngâm lòng nồi vào nước ấm cùng nước rửa chén khoảng 10–15 phút.
  • Sau đó dùng miếng bọt biển nhẹ nhàng chà lòng nồi cho hết vết bẩn ra, rửa sạch lại với nước rồi để ráo hoặc dùng khăn giấy lau khô nồi.

Đối với nồi lẩu điện cố định:

  • Sau khi rút phích cắm và nồi đã nguội, bạn đổ hết nước trong nồi đi.
  • Dùng khăn giấy lau sạch vụn thức ăn và nước còn thừa ở trong lòng nồi.
  • Thấm khăn với nước rửa chén pha loãng và lau lòng nồi và thân nồi.
  • Dùng khăn ướt chuyên dụng hoặc khăn ẩm lau nồi nhiều lần cho đến khi sạch dầu mỡ và nước rửa chén bám trong lòng nồi.

Lưu ý:

  • Lau nhẹ nhàng, không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn.
  • Không dùng miếng cọ kim loại để chà nồi, tránh làm trầy xước, bong hỏng lớp phủ chống dính dưới lòng nồi.
  • Với nồi lẩu điện cố định thì không được ngâm cả thân nồi vào nước, vì nước ngấm vào có thể gây chập điện.

Bước 3: Vệ sinh phần đế nguồn

  • Đối với phần đế tiếp điện, bạn cần đợi cho đế nguội hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh vì nếu vệ sinh khi đế nguồn còn nóng sẽ làm ảnh hưởng đến mặt kính.
  • Sau đó, bạn hãy dùng khăn mềm ẩm để lau sạch vết dầu mỡ và cặn bẩn.
  • Lưu ý: Không nhúng đế nguồn vào nước hoặc để nước dính vào các bộ phận điện như trụ tiếp điện vì có thể dẫn đến tình trạng rò rỉ điện hoặc đoản mạch.

Bước 4: Lắp ráp các bộ phận

  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ phần thân nồi và đế nguồn, hãy lau khô phần đáy nồi rồi mới đặt phần thân nồi vào đế tiếp điện để tránh nước làm ẩm mâm nhiệt, gây chập điện và hư hỏng thiết bị.
  • Đảm bảo lòng nồi được đặt đúng vị trí với trụ tiếp điện.

Bước 5: Bảo quản

  • Bảo quản nồi lẩu điện ở nơi thoáng gió, khô ráo, tránh ẩm mốc và ánh nắng mặt trời.
  • Chú ý thường xuyên vệ sinh thiết bị sau mỗi lần sử dụng, tránh để lâu khiến nồi dễ bám cặn, ám mùi và rất khó vệ sinh.

Lưu ý khi vệ sinh và cách bảo quản nồi lẩu điện

Cách vệ sinh nồi lẩu điện không quá phức tạp, tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau đây bảo quản nồi đúng cách, sạch sẽ, bền đẹp và an toàn nhất.

  • Sau khi rút dây nguồn, hãy để nồi nguội tự nhiên, không vội vàng xả nước lạnh vào khi còn nóng để tránh làm lớp chống dính bị bong tróc và tránh làm ảnh hưởng đến mặt kính bếp.
  • Tuyệt đối không sử dụng vật cứng, sắc nhọn như dao, nĩa,... hay miếng rửa kim loại để chà xát lòng nồi và mặt kính vì sẽ làm trầy xước, hỏng lớp chống dính và mặt kính gây mất thẩm mỹ và thậm chí gây hại cho sức khỏe.
  • Không được ngâm đế tiếp điện hoặc nồi lẩu điện cố định vào nước để tránh làm nước tràn vào các khe hở bên trong, gây nguy cơ chập cháy điện.
  • Lau chùi cẩn thận những ngóc ngách và khe nhỏ trên bếp vì bám nhiều thức ăn và dầu mỡ.
  • Vệ sinh sạch sẽ nồi sau mỗi lần sử dụng, tránh để lâu khiến thức ăn bám chặt, ám mùi và khó làm sạch hơn.
  • Hạn chế đặt nồi lẩu điện tại những nơi ẩm ướt để tránh bị chập điện.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chi tiết cách vệ sinh nồi lẩu điện. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều mẹo hữu ích nha.

Bài viết liên quan

[Review] máy vắt cam loại nào tốt nhất - Kinh nghiệm mua


Review máy vắt cam loại nào tốt cần đánh giá qua các tiêu chí về thiết kế, chất liệu, dung tích, công suất, cối vắt, tính năng an toàn, thương hiệu, giá cả.

Xem thêm

[Review] Nồi cơm điện cao tần loại nào tốt nhất - Hawonkoo


Nồi cơm điện cao tần Hawonkoo hoạt động qua công nghệ cảm ứng từ giúp làm nóng nhanh hơn, cơm nấu chín đều nhanh mà không bị nhão, khô hay cháy khê.

Xem thêm

Nồi cơm điện nào tốt nhất hiện nay - Review TOP #5


Khám phá top 5 nồi cơm điện Hawonkoo thương hiệu Hàn Quốc được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay nhé!

Xem thêm