Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn

Cách vệ sinh máy ép chậm là vấn đề mà nhiều người dùng phân vân sau khi sử dụng máy vì không biết nên làm như thế nào. Trong bài viết này, Hawonkoo sẽ hướng dẫn các bước làm sạch máy nhanh gọn, đảm bảo an toàn sau mỗi lần sử dụng cùng với cách bảo quản tốt nhất nhé. Cùng tìm hiểu nào!

Cách vệ sinh máy ép chậm

Cách vệ sinh máy ép chậm với 5 bước đơn giản.

Tại sao máy ép chậm cần được vệ sinh đúng cách?

Máy ép chậm là thiết bị gia dụng giúp dễ dàng tạo ra những ly nước ép thơm ngon, trọn vẹn dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nước ép, sức khỏe người dùng và độ bền của máy, việc vệ sinh máy ép chậm đúng cách là vô cùng quan trọng.

  • Ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc: Xác vụn trái cây còn sót lại trong máy sau khi sử dụng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, đảm bảo nước ép giữ cho nước ép có hương vị thơm ngon và nguyên vẹn dưỡng chất, an toàn và bảo vệ sức khỏe.
  • Duy trì độ bền cho máy: Cặn bã và mảng bám từ trái cây có thể gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy. Vệ sinh máy thường xuyên giúp máy hoạt động trơn tru, bền bỉ hơn.
  • Dễ dàng vệ sinh hơn: Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng sẽ giúp loại bỏ các cặn bã còn mềm, dễ dàng hơn so với việc để lâu ngày.

Do đó, vệ sinh máy ép chậm thường xuyên là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, lâu dài. Quan trọng nhất là để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng đồng thời máy có tính thẩm mỹ hơn.

Chuẩn bị dụng cụ

Để việc vệ sinh máy ép chậm nhanh chóng và tiện lợi hơn, bạn cần chuẩn bị sẵn một số dụng cụ sau:

  • Bàn chải chuyên dụng (thường được đính kèm khi mua sản phẩm)
  • Khăn lau khô, mềm
  • Nước rửa chén hoặc xà phòng có tính tẩy nhẹ
  • Cọ rửa nhỏ

Các bước vệ sinh máy ép chậm

Ngay sau khi sử dụng, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của máy ép chậm. Tránh tình trạng để máy dính nguyên liệu lâu sẽ bị nấm mốc, giảm độ bền và gây hại cho sức khỏe. Để vệ sinh máy ép chậm đúng cách, bạn hãy thực hiện theo các bước Hawonkoo hướng dẫn chi tiết bên dưới.

Các bước vệ sinh máy ép chậm đúng cách

Các bước vệ sinh máy ép chậm đúng cách

Bước 1: Tắt nguồn máy

  • Trước khi vệ sinh, bạn cần tắt máy, đảm bảo động cơ đã dừng hoàn toàn rồi rút dây nguồn khỏi ổ điện.

Bước 2: Tháo rời các bộ phận

  • Dùng 2 tay giữ vòi nước ép trái cây và cốc ép khi nhấc khỏi thân đế.
  • Mở khóa phễu bằng cách xoay ngược chiều kim đồng hồ rồi lấy trục xoắn ép và lưới lọc ra.
  • Lấy cốc đựng bã đổ hết bã đi, cốc đựng nước ép, thanh ấn thực phẩm ra.

Bước 3: Rửa sạch các bộ phận

  • Dùng bàn chải vệ sinh kỹ bên trong và bên ngoài của từng bộ phận dưới vòi nước chảy.
  • Nếu cặn bã bám sâu vào các bộ phận thì hãy ngâm nước xà phòng loãng khoảng 3 phút cho mềm ra rồi lấy bàn chải cọ sạch.
  • Với những bộ phận nhỏ như miệng vòi nước hoặc các lỗ nhỏ trên lưới lọc thì có thể dùng chiếc bàn chải nhỏ hơn để cọ rửa cho sạch.
  • Rửa sạch các bộ phận với nước sạch cho hết xà phòng và cặn bẩn.

Bước 4: Lau khô các bộ phận và thân máy

  • Sau khi đã vệ sinh các bộ phận sạch sẽ, hãy dùng khăn mềm khô hoặc có thể đặt ở nơi thoáng mát để khô tự nhiên.
  • Thân máy là phần quan trọng chứa động cơ của máy ép chậm nên tuyệt đối không được để dính nước vào bên trong sẽ gây hư hỏng thiết bị. Chỉ cần dùng khăn mềm ẩm lau các phần bẩn bên ngoài thân máy

Bước 5: Lắp ráp lại các bộ phận

  • Sau khi đã lau khô máy, hãy lắp ráp lại các bộ phận vào máy và bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và hơi nóng trực tiếp.

Lưu ý quan trọng khi vệ sinh máy ép chậm

Nhìn chung, cách vệ sinh máy ép chậm không quá phức tạp, ai cũng có thể thực hiện được. Sau khi vệ sinh sạch sẽ xong, cần cất nồi đi cho những lần sử dụng tiếp theo. Tuy nhiên lưu ý một số điều sau để sử dụng bếp lâu dài hơn:

  • Không được dùng bàn chải hoặc dụng cụ chà rửa bằng kim loại, sắc nhọn để tránh làm trầy xước, hỏng các bộ phận.
  • Không được dùng chất tẩy rửa ăn mòn gây hư hỏng cho các bộ phận máy và gây hại đến sức khoẻ.
  • Không sử dụng nước nóng quá 40℃ để rửa máy.
  • Sau khi vệ sinh, hãy lau khô các bộ phận của máy ép thật kỹ và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không được để nước dính vào phần thân máy, tránh làm dính nước vào động cơ máy dẫn đến hư hỏng và rò rỉ điện.
  • Vệ sinh cốc ép ngay sau khi sử dụng, tránh làm bã thực phẩm khô cứng lại sẽ khó tháo dỡ và vệ sinh máy.
  • Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng để vi khuẩn không thể sinh sôi gây hại cho sức khỏe.
  • Nếu vết bẩn quá cứng đầu thì hãy ngâm với nước xà phòng loãng khoảng 2-3 phút cho mềm ra rồi bắt đầu vệ sinh.
  • Nếu dùng máy ép nhiều lần trong ngày thì chỉ cần rửa máy ở lần cuối cùng sử dụng. Giữa các lần sử dụng có thể rửa qua bằng nước sạch.
  • Sau khi rửa bằng xà phòng, cần đảm bảo đã xả sạch sẽ, không còn dính xà phòng để không làm ảnh hưởng đến nước ép và sức khỏe.

Các lưu ý quan trọng khi vệ sinh và sử dụng máy ép chậm

Các lưu ý quan trọng khi vệ sinh và sử dụng máy ép chậm

Mẹo sử dụng và bảo quản máy ép chậm sạch, bền lâu

Cách sử dụng máy ép chậm khá đơn giản, tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau đây để máy hoạt động đúng cách, bền đẹp, an toàn, tránh bị hư hỏng và mang lại hiệu quả nhất nhé!

  • Chọn nguyên liệu phù hợp để ép, xử lý nguyên liệu trước khi ép.
  • Không cho quá nhiều thực phẩm vào máy để tránh bị trào và kẹt thức ăn làm hỏng motor.
  • Không cho các thực phẩm như lươn, chạch, tôm vào máy ép để tránh làm máy bị lỗi.
  • Không cho các loại hoa quả ngâm đường/rượu vào máy ép vì dễ gây kẹt phễu.
  • Cắt các nguyên liệu nhiều xơ như cần tây thành khúc 3 – 4 cm trước khi ép.
  • Có thể nghiền tỏi, ớt chuông (với nước) bằng máy ép chậm nhưng không được nghiền các loại ngũ cốc.
  • Không để máy hoạt động liên tục trong 20 phút vì sẽ khiến motor nóng quá mức và gây ra lỗi.
  • Chỉ được dùng thanh nhồi thực phẩm, không cho đũa, thìa vào cửa máy ép khi máy đang hoạt động.
  • Vệ sinh máy trước và sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy.
  • Bảo quản máy ở nơi thoáng mát, khô ráo

Như vậy Hawonkoo đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy ép chậm đúng chuẩn và nhanh gọn. Hawonkoo hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp các bạn sử dụng máy ép tại nhà an toàn và hiệu quả.

Bài viết liên quan

Bếp điện báo lỗi - Tổng hợp các lỗi thường gặp & Cách xử lý


Bếp điện báo lỗi E, không lên nguồn, không nóng,... là vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả nhé.

Xem thêm

Bếp hồng ngoại không tắt được phải làm sao? [CHI TIẾT]


Bếp hồng ngoại không tắt được là do bề mặt bị bẩn, tay ướt, hỏng cảm ứng, dùng sai dụng cụ nấu hoặc bo mạch điện tử bị hỏng. Tìm hiểu chi tiết cách xử lý.

Xem thêm

Bếp điện loại nào tốt? Nên mua hãng nào [Review]


Bếp điện loại nào tốt tùy thuộc vào thương hiệu, chất liệu, thiết kế, công nghệ, tính năng,... Top sản phẩm tốt được review chi tiết trong bài viết này.

Xem thêm