Cách làm bánh trôi tàu núng nính siêu đơn giản

Cách làm bánh trôi tàu không hề khó như mọi người nghĩ. Chỉ với vài nguyên liệu và bước làm đơn giản là đã có những viên bánh trôi núng nính, bồng bềnh trong lớp nước đường nâu ngọt dịu, xen lẫn chút cay cay của gừng thơm ngon khó cưỡng. Hãy cùng Hawonkoo vào bếp chế biến món ăn vô cùng hấp dẫn này cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé.

Nguyên liệu làm bánh trôi tàu

Phần vỏ bánh:

  • Bột gạo nếp: 250g
  • Nước ấm: 150ml
  • Muối: 1/8 muỗng cafe

Phần nhân mè đen:

  • Hạt mè đen: ½ chén
  • Đậu phộng: ½ chén
  • Dừa nạo: ⅓ chén
  • Đường: ½ chén
  • Muối: ⅛ muỗng cafe
  • Dầu ăn hoặc bơ lạt: 2 muỗng

Phần nước gừng:

  • Nước: 4 chén (1 lít)
  • Gừng tươi: ¼ chén 
  • Mật mía: ¾ chén

Cách làm bánh trôi tàu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đãi sơ mè đen để loại bỏ những hạt lép, hạt hư hỏng.
  • Cho mè đen lên bếp rang khoảng 10 – 15 phút, đảo đều tay cho đến khi thấy hạt mè nổ lách tách và dậy mùi thơm thì tắt bếp để nguội bớt.
  • Đậu phộng cũng đem rang chín, xát sạch vỏ lụa bên ngoài.
  • Gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, 1 nửa đập dập để nấu nước đường, 1 nửa thái sợi nhỏ để rắc lên khi ăn.

Bước 2: Làm nhân bánh

Nhân mè đen cho bánh trôi tàu có thể làm theo 2 cách dưới đây:

Cách 1:

  • Cho đậu phộng và mè đen vào máy xay mịn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho hỗn hợp đậu phộng và mè cùng đường, dừa nạo, thêm một chút nước và muối sên ở lửa nhỏ. 
  • Khi đường tan hết, cho dầu ăn hoặc bơ lạt vào đảo đều để tạo thành khối dẻo mịn. 
  • Tắt bếp, để nhân nguội bớt rồi vê thành các viên nhỏ tròn đều nhau.

Cách 2:

  • Cho tất cả các nguyên liệu gồm mè đen, đậu phộng, dừa nạo và đường vào máy xay nhuyễn mịn. 
  • Đổ hỗn hợp ra bát sau đó trộn với bơ lạt đã để mềm (khoảng 3 – 4 muỗng canh)
  • Trộn đều hỗn hợp rồi cho vào túi zip rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh ít nhất 2 giờ cho đông lại. 
  • Khi nhân đông lại, dùng dao cắt thành từng viên nhỏ rồi vê tròn.

Bước 3: Trộn bột làm vỏ bánh

  • Cho bột nếp vào tô lớn, từ từ đổ nước ấm vào, vừa đổ vừa nhồi cho tới khi tạo thành khối dẻo mịn và không còn dính tay là được.
  • Dùng khăn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm đậy kín rồi ủ bột thêm 30 phút nữa là xong.

Bước 4: Tạo hình bánh

  • Bột sau khi nghỉ đủ thời gian thì đem chia thành các phần nhỏ đều nhau rồi vo tròn lại.
  • Ấn dẹt miếng bột xuống lòng bàn tay, đặt viên nhân vào giữa, sau đó túm viền bột bao kĩn phần nhân.
  • Vo tròn lại và tạo hình tròn hoặc hình bầu dục theo sở thích là hoàn thành.

Bước 5: Luộc bánh trôi

  • Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi thả nhẹ nhàng những viên bánh vào.
  • Luộc bánh ở lửa lớn, khi thấy bánh nổi lên và phần vỏ bánh hơi trong lại thì vớt ra cho vào tô nước lạnh để chúng không bị dính vào nhau. 

Bước 6: Làm nước gừng

  • Cho vào nồi 4 chén nước (khoảng 1,2 lít) cùng gừng đập dập và mật mía/hoặc đường phên (tùy khẩu vị thích ăn ngọt hay nhạt mà bạn cho nhiều hay cho ít).
  • Đun hỗn hợp nước gừng ở lửa vừa khoảng 5 – 8 phút, thỉnh thoảng hớt váng bọt để nước trong.
  • Vớt bánh đã luộc cho vào nồi nước gừng, đun sôi thêm khoảng 1 phút để bánh thấm vị.

Bước 7: Hoàn thành

Bánh trôi tàu sau khi hoàn thành có màu đỏ nâu vô cùng bắt mắt. Nồi bánh nóng hổi, bốc khói thơm lừng. Múc 2 – 3 chiếc bánh trôi ra bát, thêm nước gừng, rắc chút vừng đen, đậu phộng rang giã sơ và dừa nạo sợi lên trên là có thể thưởng thức. Để chuẩn vị bánh của người Hoa, bạn có thể ăn kèm với mứt quế hoa cho dậy vị.

Những viên bánh tròn đều, núng nính với lớp vỏ mềm dẻo, phần nhân bùi bùi hòa quyện với nước gừng ngọt ngào thơm nồng. Món bánh nóng ấm, vị ngọt vừa phải cực kỳ thích hợp để thưởng thức vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, hứa hẹn trở thành thức quà tuyệt vời dành cho bạn bè và người thân.

Lưu ý khi làm bánh trôi tàu

Cách làm bánh trôi tàu được chia sẻ khá nhiều, tuy nhiên để tạo ra được chiếc bánh ngon chuẩn vị thì không phải ai cũng làm được. Để thực hiện thành công món bánh này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu không có mật mía thì có thể thay thế bằng đường phên hoặc đường thốt nốt sẽ giúp bánh thơm hơn và có màu hổ phách sóng sánh đặc trưng.
  • Lượng đường sử dụng có thể tăng, giảm theo sở thích của mỗi người.
  • Gừng là gia vị bắt buộc phải có để tạo nên hương vị nồng ấm.
  • Có thể sử dụng loại bột nếp đóng gói sẵn hoặc tự xay bột theo tỉ lệ 4 gạo nếp : 1 gạo tẻ.
  • Sau khi ủ bột, cần nhào lại để kiểm tra xem có bị khô quá hay ướt quá không và điều chỉnh lại.
  • Khi nặn bánh, tỷ lệ vỏ và nhân thích hợp là 1:1 hoặc 2:1.
  • Nên nặn bánh to khoảng bằng quả trứng gà để tiết kiệm thời gian và dễ nặn hơn.
  • Phần nước dùng của bánh trôi tàu thường có độ sánh rất nhẹ, có thể sử dụng luôn phần nước luộc bánh để làm hoặc nấu mới như hướng dẫn trên.

Cách bảo quản bánh trôi tàu

Bánh trôi tàu cũng tương tự như bánh trôi nước của Việt Nam, bạn có thể bảo quản để sử dụng dần trong 1 ngày. Để giữ cho bánh nóng được lâu mà không bị ôi thiu, bạn có thể cho bánh vào nồi cơm điện hoặc nồi áp suất điện ngay sau khi nấu. Với thiết kế lòng nồi dày dặn, bánh trôi sẽ duy trì được độ ấm nóng trong thời gian dài ngay cả ở thời tiết lạnh của mùa đông.

Nếu bánh trôi tàu dùng không hết trong ngày, bạn có thể cho vào hộp đậy kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày. Khi ăn chỉ cần đem hâm nóng lên là được.

Như vậy, Hawonkoo đã hướng dẫn bạn chi tiết cách làm bánh trôi tàu đúng chuẩn người Hoa. Nếu cuối tuần bạn vẫn chưa biết làm món gì để chiêu đãi cả nhà, hãy trổ tài ngay món bánh tuyệt vời này nhé!

Bài viết liên quan

Nồi inox bị ra ten, ố vàng, loang lổ - Nguyên nhân và cách xử lý


Nồi inox bị ra ten là hiện tượng xuất hiện những đốm trắng, ố vàng hoặc loang lổ trên bề mặt nồi. Cùng Hawonkoo tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé.

Xem thêm

Bộ nồi nào tốt nhất hiện nay - Review


Để chọn được bộ nồi nào tốt nhất hiện nay cần đánh giá qua các tiêu chí như về chất liệu, độ dày, kích thước, nắp nồi, tay cầm, thương hiệu, giá cả,...

Xem thêm

Cách làm ruốc chà bông bằng máy xay thịt


Làm ruốc bằng máy xay thịt vừa giúp sợi ruốc bông tơi lại còn giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức hơn nhiều so với cách làm truyền thống.

Xem thêm