Cách dùng nồi lẩu nướng thế nào cho đúng chuẩn, an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm điện thì không phải cũng biết. Hiểu được điều đó, Hawonkoo sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết các bước và lưu ý quan trọng khi sử dụng và bảo quản thiết bị này. Cùng khám phá nhé.
Cách xử lý nồi lẩu nướng mới mua
Trước khi sử dụng nồi lẩu nướng lần đầu, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
1. Kiểm tra
Khi mới mua nồi lẩu nướng mới về, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng nồi và phụ kiện xem có bị hư hỏng hay thiếu sót gì không để đảm bảo rằng nồi hoạt động bình thường.
Cụ thể, bạn cần kiểm tra các bộ phận sau:
- Khay nướng và nồi lẩu: Phải chắc chắn, không bị móp méo hay trầy xước lớp chống dính lòng nồi.
- Nắp nồi: Phải khít với thân nồi, không bị hở, gãy hay nứt vỡ.
- Bếp: Kiểm tra xem có bị nứt vỡ, cắm điện vào có lên nguồn không.
- Núm/ gạt điều khiển: Không bị lỏng lẻo, phải nhanh nhạy và hoạt động bình thường.
- Dây nguồn: Phải nguyên vẹn, không bị đứt, hở để tránh gây giật điện hoặc cháy nổ.
Nếu phát hiện nồi lẩu nướng có bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với nhà sản xuất hoặc đại lý bán hàng để được đổi trả.
2. Vệ sinh
Nồi lẩu nướng mới mua dù đã được vệ sinh kỹ lưỡng từ nhà sản xuất, nhưng bạn vẫn nên vệ sinh lại một lần trước khi sử dụng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn còn sót lại trên nồi và đảm bảo sức khỏe.
Để vệ sinh nồi lẩu nướng mới mua, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Khay nướng và nồi lẩu:
- Đối với các loại nồi lẩu nướng rời: Nhấc khay nướng và nồi lẩu ra rửa sạch với nước rửa chén và nước ấm, sau đó dùng khăn lau khô.
- Đối với loại nồi lẩu nướng cố định bếp: Dùng khăn mềm thấm nước rửa chén pha loãng để lau sạch lòng nồi và khay nướng. Sau đó dùng khăn ẩm sạch để lau lại nồi.
- Nắp nồi: Nhấc nắp nồi ra rửa sạch với nước rửa chén và nước sạch, không dùng miếng kim loại hoặc chất tẩy rửa mạnh để làm sạch nắp nồi.
- Bếp: Dùng khăn ẩm lau sạch phần vỏ ngoài của bếp, lưu ý không dùng cọ sắc nhọn sẽ làm trầy xước vỏ bếp.
Sau khi tất cả các bộ phận đã được làm sạch và lau khô, bạn hãy lắp lại vào nồi lẩu nướng để chuẩn bị sử dụng.
Các bước dùng nồi lẩu nướng
1. Chuẩn bị
- Đặt bếp lẩu nướng trên mặt bàn phẳng nằm ngang, khoảng cách từ bếp lẩu nướng đến tường tối thiểu là 10cm
- Lần lượt đặt nồi lẩu đã có sẵn nước lẩu và khay nướng lên bếp.
- Cắm phích cắm chắc chắn vào ổ điện, bếp sẽ phát ra âm thanh báo hiệu đã sẵn sàng sử dụng.
Lưu ý:
- Không sử dụng bếp trong không gian hẹp và không để bất kỳ vật gì che đường thoát khí, ảnh hưởng đến quá trình tản nhiệt.
- Không đặt bếp trên thảm, giấy ăn, khăn vải hay nền kim loại: sắt, inox hoặc nhôm,... hoặc các vật dụng khác để lót lên mặt kính bếp.
- Không sử dụng bếp chung ổ cắm với các thiết bị có công suất lớn khác.
2. Điều chỉnh nhiệt độ
- Nhấn nút bật nguồn rồi xoay núm điều khiển hoặc cần gạt để bắt đầu điều chỉnh công suất, nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp với từng món ăn.
3. Trong quá trình ăn
- Sau khi bật vài phút, nhiệt độ đạt đến mức cần thiết, bạn hãy tráng dầu ăn hoặc bơ lên vỉ nướng rồi bắt đầu cho nguyên liệu nướng vào.
- Khi nước bên nồi lẩu đã sôi thì hãy lần lượt thả đồ nhúng lẩu vào nồi.
- Điều chỉnh nhiệt độ cho hợp lý và chú ý lật mặt đồ nướng để tránh bị cháy.
Lưu ý:
- Không đun nấu nồi không có thực phẩm hoặc nước để tránh làm hỏng bếp, thậm chí gây ra nhiều sự cố nguy hiểm.
- Không cho quá nhiều lượng thực phẩm vào để tránh trào bồi và làm hỏng bếp.
- Không để nước văng vào bếp điện để tránh nguy hiểm.
- Không chạm tay vào nồi để tránh bị bỏng.
4. Vệ sinh nồi
Bước 1: Rút phích cắm, để nồi nguội
Để đảm bảo sản phẩm luôn hoạt động tốt, hệ thống làm mát sẽ tiếp tục hoạt động trong vòng 1 phút sau khi kết thúc nấu. Vì vậy bạn hãy đợi sản phẩm ngắt rồi hãy rút dây nguồn và đợi bếp nguội hoàn toàn rồi mới bắt đầu tiến hành vệ sinh bếp lẩu nướng.
Lưu ý: Không xả nước lạnh vào nồi vì có thể gây hiện tượng shock nhiệt làm ảnh hưởng đến chất lượng nồi cũng như tránh nguy cơ bị bỏng.
Bước 2: Vệ sinh nồi và khay nướng
Đối với bếp lẩu nướng cố định nồi:
- Sau khi rút phích cắm và nồi đã nguội, bạn đổ hết nước lẩu trong nồi đi.
- Dùng khăn giấy lau sạch vụn thức ăn và nước còn thừa ở trong lòng nồi và khay nướng.
- Đổ nước ấm vào ngâm trong nồi và khay nướng khoảng 30 phút để làm mềm các vết bẩn.
- Dùng khăn ướt chuyên dụng hoặc khăn ẩm lau nồi nhiều lần cho đến khi sạch dầu mỡ và nước rửa chén bám trong nồi.
Đối với bếp lẩu nướng có thể tháo rời:
- Khi nồi đã nguội hoàn toàn thì nhấc nồi lẩu và khay nướng ra khỏi bếp.
- Dùng miếng bọt biển rửa sạch lòng nồi, thân nồi, nắp nồi, khay nướng với nước rửa chén và nước sạch.
- Nếu nồi bị dính thức ăn ở đáy thì hãy ngâm lòng nồi vào nước ấm cùng nước rửa chén khoảng 10–15 phút.
- Sau đó dùng miếng bọt biển nhẹ nhàng chà lòng nồi cho hết vết bẩn ra, rửa sạch lại với nước rồi để ráo hoặc dùng khăn giấy lau khô nồi.
Lưu ý:
- Lau nhẹ nhàng, không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn.
- Không dùng miếng cọ kim loại để chà nồi, tránh làm trầy xước, bong hỏng lớp phủ chống dính dưới lòng nồi.
- Với loại bếp cố định nồi thì không được ngâm cả bếp vào nước hoặc để dính nước vào khe hở hoặc chỗ điện có thể gây chập điện.
Bước 3: Vệ sinh bếp
- Với các loại bếp lẩu nướng cố định, bạn chỉ cần dùng khăn ẩm lau sạch các vết dầu mỡ bám xung quanh phần nồi là được.
- Với loại bếp có thể tháo rời, bạn hãy loại bỏ vụn thức ăn sót lại trên mặt bếp rồi dùng nước tẩy rửa chuyên dụng lau sạch mặt bếp. Sau đó lau khô các bộ phận của bếp bằng khăn mềm.
- Loại bỏ vụn thức ăn sót lại trên mặt bếp.
- Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng lau sạch mặt bếp và các vết dầu mỡ bám xung quanh bếp.
- Lau khô các bộ phận của bếp bằng khăn mềm.
Lưu ý:
- Không xả nước trực tiếp vào bếp hoặc nhúng cả thiết bị vào nước.
- Lau sạch bếp sau mỗi lần vì để để lâu có thể sẽ làm dầu két lại và việc vệ sinh sẽ khó khăn hơn.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Tuy nồi lẩu nướng đa năng có cách sử dụng rất đơn giản nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau đây để bếp hoạt động hiệu quả và an toàn:
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại thực phẩm, tránh để nhiệt quá cao làm thực phẩm bị cháy khét.
- Không sử dụng vật kim loại chà sát lên mặt bếp để tránh bị trầy xước, hỏng lớp chống dính.
- Đặt bếp ở nơi khô ráo, tránh đặt ở những nơi ẩm thấp, có nước và kiểm tra kỹ dây điện trước khi sử dụng để tránh điện bị chập và giật điện.
- Không rút nguồn điện đột ngột khi bếp đang hoạt động để không làm ảnh hưởng đến hoạt động máy, về lâu dài có thể khiến bếp bị hỏng.
- Không để trẻ em vận hành bếp một mình, tránh gây bỏng và các rủi ro khác.
- Không đun nấu các thực phẩm đóng trong hộp đậy nắp kín trên bến như thức ăn đóng hộp, bình cà phê,... để tránh nguy cơ cháy nổ do sự giãn nở bởi nhiệt.
- Vệ sinh bếp sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để tránh tích tụ dầu mỡ, vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho sức khỏe.
- Nên sử dụng nồi lẩu nướng thiết kế nồi rời chứ không nên mua loại gắn liền sẽ khó vệ sinh hơn.
- Sau khi ngắt nguồn điện, hãy để nồi nguội tự nhiên và lưu ý không xả nước lạnh vào khi nồi còn nóng để tránh làm lớp chống dính bị bong tróc.
- Không ngâm cả bếp vào nước, tránh làm nước tràn vào các khe hở bên trong gây nguy cơ chập cháy điện.
- Bảo quản bếp lẩu nướng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được chi tiết cách dùng nồi lẩu nướng hiệu quả và bền sạch nhất. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.