Bếp từ và bếp điện, gas - Nên dùng loại nào?

Bếp từ và bếp điện, bếp gas đều là những thiết bị đun nấu chính hiện nay và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhiều khách hàng khá phân vân khi lựa chọn một trong ba sản phẩm này sử dụng cho gia đình của mình. Hãy cùng Hawonkoo so sánh và tìm hiểu xem nên dùng loại bếp nào sẽ phù hợp với nhu cầu hơn nhé! Bắt đầu ngay nào!

bếp từ và bếp điện và bếp gas

Bếp từ và bếp điện, bếp gas

Bếp từ, bếp điện hay bếp gas đều mang trong mình những ưu điểm vượt trội riêng, cùng tìm hiểu kỹ ba loại bếp này ngay sau đây.

1. Bếp từ

Bếp từ là loại bếp được thực hiện bằng cách sử dụng gia nhiệt cảm ứng trực tiếp của các nồi nấu, thay vì dựa vào bức xạ gián tiếp, đối lưu hoặc dẫn nhiệt. Bếp từ có công suất cao và tăng nhiệt độ rất nhanh, có thể thay đổi nhiệt độ nấu ăn tức thời. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucault.

Khi khởi động bếp, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng nằm dưới mặt kính bếp, tạo ra một từ trường biến thiên mạnh. Dưới tác động của từ trường này, các phân tử nhiễm từ trong nồi sẽ dao động mạnh và sinh ra nhiệt. Nhờ đó, nồi được làm nóng trực tiếp mà không cần truyền nhiệt qua bề mặt bếp nên hiệu suất truyền nhiệt rất cao giúp thức ăn chín đều, nhanh chóng và ít thất thoát nhiệt.

a. Cấu tạo

Bếp từ hiện nay thường có 4 loại phổ biến là bếp từ đơn, bếp từ đôi, bếp từ ba vùng nấu trở lên và bếp 1 từ 1 hồng ngoại, có thể được thiết kế lắp âm hoặc lắp dương. Về cơ bản, bếp từ sẽ có cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

  • Mâm nhiệt: bộ phận sinh nhiệt và giúp bếp từ hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn.
  • Quạt tản nhiệt: có tác dụng giảm nhiệt độ và làm mát các linh kiện.
  • Bo mạch: bộ phận cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm và nhận lệnh từ người dùng thông qua bảng điều khiển.
  • Mặt kính: có tác dụng bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong.
  • Bảng điều khiển: có các nút bấm cơ hoặc cảm ứng để thao tác điều chỉnh chế độ và nhiệt độ nấu.

b. Ưu điểm

  • Thiết kế hiện đại, gọn nhẹ, tối ưu không gian bếp.
  • Công suất cao cho khả năng đun nấu nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian.
  • Công nghệ Inverter tiết kiệm điện
  • Dễ kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nấu.
  • Tích hợp nhiều chế độ nấu được thiết lập sẵn thời gian và nhiệt độ.
  • An toàn, giảm thiểu khả năng bị bỏng với tính năng cảnh bảo nhiệt dư và khóa trẻ em,...
  • Thân thiện với môi trường và an toàn cho người dùng vì không thải ra những khí độc hại như CO2.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

c. Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn bếp gas.
  • Kén nồi, chảo, chỉ đun nấu được các loại nồi có đáy nhiễm từ.
  • Không thể đun nấu khi bị mất điện.

2. Bếp điện

Bếp điện hoạt động dựa theo nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Khi có dòng điện chạy qua, các lõi điện bên trong (cuộn dây điện trở) sẽ được đốt nóng và sinh ra nhiệt. Nhiệt này được truyền đến mặt bếp, từ đó làm nóng đáy nồi và nấu chín thực phẩm. Bếp điện có thể sử dụng cho mọi loại nồi với đa dạng chất liệu khác nhau chứ không kén nồi như bếp từ.

a. Cấu tạo

Bếp điện hiện nay thường có 3 loại phổ biến là bếp điện đơn, bếp điện đôi, bếp điện ba vùng nấu trở lên, có thể được thiết kế lắp âm hoặc lắp dương. Về cơ bản, bếp hồng ngoại được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • Phần thân và đáy bếp: bảo vệ các bo mạch điện tử bên trong.
  • Quạt tản nhiệt: giảm nhiệt độ và làm mát các linh kiện.
  • Bộ vi mạch điện tử: gồm mạch công suất và mạch điều khiển.
  • Mâm nhiệt: sinh nhiệt làm nóng mặt kính dưới đáy nồi để đun nóng thức ăn.
  • Cảm biến nhiệt: có nhiệm vụ nhận diện và so sánh nhiệt của bếp để thông báo về mạch điều khiển.
  • Mặt kính bếp: bảo vệ thân bếp và các linh kiện bên trong.

b. Ưu điểm

  • Không kén nồi, có để đun được mọi loại nồi từ inox, nhôm, gang, nồi đá, nồi đất, nồi thủy tinh…
  • Đun nóng nhanh và tiết kiệm năng lượng.
  • Tích hợp nhiều chế độ nấu được thiết lập sẵn thời gian và nhiệt độ.
  • An toàn cho người sử dụng với tính năng khóa trẻ em, cảnh báo nhiệt dư, tự động ngắt khi quá tải,...
  • Thân thiện với môi trường.
  • Dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

c. Nhược điểm

  • Bề mặt bếp rất nóng nên cần cẩn thận không chạm vào mặt bếp.
  • Khả năng tiết kiệm điện năng kém hơn bếp từ.

3. Bếp gas

Bếp ga (bếp gas) là loại bếp sử dụng khí đốt, chủ yếu là khí tự nhiên như propan, butan, khí hóa lỏng hay các thành phần khí dễ cháy khác để tạo lửa và cung cấp nhiệt lượng nấu chín thức ăn.

a. Cấu tạo

Bếp gas có 2 loại chính là bếp gas lắp dương và bếp gas lắp âm với cấu tạo gồm:

  • Mặt bếp: thường được làm từ kính chịu lực, inox hoặc kim loại phủ lớp sơn tĩnh điện,... có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt và dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Hệ thống đánh lửa: tạo ra tia lửa điện để bếp vận hành, đồng thời cho phép người dùng tùy chỉnh độ lớn nhỏ của lửa.
  • Mâm chia lửa: nơi chịu nhiệt của bếp, thường được làm từ hợp kim nhôm, đồng thau,... có khả năng chống oxy hóa, ít bị ăn mòn.
  • Thân bếp và giá đỡ: chứa các linh kiện của bếp, được làm từ kim loại bền bỉ, chịu va đập hiệu quả.
  • Kiềng bếp: nâng đỡ nồi, chảo, thường được làm từ thép phủ men cứng cáp.
  • Họng bếp: dẫn và chia đều lượng gas đến từng vùng nấu, thường được làm từ hợp kim nhôm, gang hoặc thép.
  • Hệ thống ngắt gas tự động: khi có gió thổi qua hoặc nước tràn ra ngoài, nhằm bảo vệ các linh kiện bên trong bếp và đảm bảo an toàn cho người dùng.

b. Ưu điểm

  • Sử dụng được đa dạng các loại nồi, chảo.
  • Cung cấp nhiệt tức thời để nấu thức ăn chỉ với một thao tác vặn nút.
  • Dễ dàng kiểm soát nhiệt độ.
  • Cách sử dụng đơn giản.
  • Có thể sử dụng khi mất điện.

c. Nhược điểm

  • Hiệu suất không cao do lãng phí nhiệt lượng để đốt nóng không khí.
  • Thiết kế khá nhiều chi tiết phức tạp gây khó khăn cho việc vệ sinh, lau chùi.
  • Thải nhiều khí CO và CO2 có hại nên cần lắp đặt thêm thiết bị thông gió để tránh bị ngộ độc khí thải.
  • Khả năng cháy nổ cao vì dễ bắt lửa với các đồ vật xung quanh.
  • Dễ rò rỉ gas nếu hệ thống ống dẫn khí và ống van không đảm bảo an toàn.

So sánh bếp từ và bếp điện, bếp gas

Để lựa chọn được loại bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, hãy cùng xem xét các yếu tố quan trong trong bảng so sánh giữa bếp điện, bếp từ và bếp gas dưới đây.

Tiêu chíBếp từBếp điệnBếp gas
Thiết kếGọn nhẹ, mặt kính sáng bóng, hiện đại có tính thẩm mỹ cao.Gọn nhẹ, mặt kính sáng bóng, hiện đại có tính thẩm mỹ cao.Nhiều chi tiết linh kiện phức tạp cồng kềnh.
Hiệu suất

Hiệu suất cao >95%.

Đun sôi 1 lít nước trong hơn 2 phút.

Cao nhất 65% – 70%.

Đun sôi 1 lít nước trong 4 phút.

Cao nhất 65%.

Đun sôi 1 lít nước trong 5 phút.

Nồi chảo sử dụngKén nồi chảo, chỉ hoạt động với nồi có đáy nhiễm từ.Đa dạng nồi chảo như nồi inox, gang, nồi đất, thủy tinh, nhôm,...Không kén nồi, sử dụng đa dạng nồi, chảo.
An toàn sử dụng

Chỉ sinh nhiệt lên nồi chảo, mặt bếp luôn trong tình trạng mát.

Không tỏa ra nhiệt lượng làm nóng không gian bếp.

Mặt bếp sinh nhiệt khi hoạt động, luôn trong tình trạng nóng nên có thể gây phỏng khi tiếp xúc.

Tỏa nhiệt lượng làm nóng không gian bếp.

Thải nhiều khí CO và CO2 có hại cho môi trường và con người.

Dễ rò rỉ gas gây khả năng cháy nổ cao.

Độ bền7 – 10 năm5 – 7 năm8 – 10 năm
Lắp đặtCó loại lắp âm và lắp dương, lắp đặt đơn giản, có thể sử dụng ở bất cứ chỗ nào có nguồn điện.Có loại lắp âm và lắp dương, lắp đặt đơn giản, có thể sử dụng ở bất cứ chỗ nào có nguồn điện.Cần lắp đặt ở nơi thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp, cách xa các đồ dùng để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.
Tiện ích sử dụngTích hợp chức năng hẹn giờ nấu, khóa trẻ em, cảnh báo nhiệt dư, tự động đóng ngắt an an toàn, các chế độ nấu tự động,...Tích hợp chức năng hẹn giờ nấu, khóa trẻ em, cảnh báo nhiệt dư, tự động đóng ngắt an an toàn, các chế độ nấu tự động,...Một vài dòng bếp gas hiện đại cũng có chức năng ngắt gas tự động, hẹn giờ nấu,... tuy nhiên giá thành khá cao.
Vệ sinhVệ sinh khá đơn giản do chất liệu mặt bếp và thân bếp chống xước, dễ lau chùi.Vệ sinh khá đơn giản do chất liệu mặt bếp và thân bếp chống xước, dễ lau chùi.Vệ sinh tốn khá nhiều thời gian và công sức do cấu tạo nhiều linh kiện phức tạp.
Tầm giáTừ 600.000 đồng trở lên.Từ 500.000 đồng trở lên.Từ 300.000 đồng trở lên.

Nên mua bếp từ hay bếp điện, gas?

Qua bảng so sánh trên có thể thấy bếp từ, bếp điện và bếp gas đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sử dụng của mỗi gia đình.

1. Dùng bếp từ khi

Điểm nổi bật của bếp từ là khả năng nấu chín thức ăn nhanh chóng, an toàn, không gây cháy nổ hay bỏng rát, tiết kiệm điện năng hiệu quả, dễ vệ sinh lau chùi nhưng có giá thành khá cao. Loại bếp này có thiết kế hiện đại giúp tô điểm cho căn bếp thêm sang trọng. Đồng thời, bếp còn được trang bị nhiều tính năng an toàn, thông minh như khóa trẻ em, hẹn giờ nấu, cảnh báo nhiệt dư, tự động đóng ngắt an toàn,...

Tuy nhiên, bếp từ lại có một hạn chế là chỉ tương thích với các loại nồi có đáy nhiễm từ.

Dùng bếp điện khi:

  • Muốn tận hưởng sản phẩm hiện đại
  • Nấu các món đơn giản
  • Bận rộn
  • Thiết kế sang trọng phù hợp với bếp
  • Ngân sách mua sắp cao

Đọc thêm: Bếp từ có tốn điện không? 2000W tốn bao nhiêu tiền điện?

2. Dùng bếp điện khi

Nếu muốn giữ lại bộ nồi cũ của mình thì có thể lựa chọn bếp điện, loại bếp này tương thích với đa dạng các loại nồi chảo. Bên cạnh đó, nhiệt lượng được truyền trực tiếp từ bếp đến đáy nồi, nhờ đó khả năng đun nấu khá là nhanh mà tiện ích.

Dùng bếp điện khi cần:

  • Bảo vệ môi trường
  • Muốn đun nấu nhanh dễ dàng
  • Đảm bảo an toàn khi dùng
  • Muốn sử dụng đa dạng loại nồi đun nấu, tận dụng bộ nồi cũ
  • Ngân sách mua sắm tương đối

Giải pháp tối ưu cho nhu cầu sử dụng bếp từ và bếp điện cùng lúc là bếp từ hồng ngoại: https://hawonkoo.vn/bep-doi-1-tu-1-hong-ngoai

3. Dùng bếp gas khi

Bếp từ và bếp điện có khả năng làm chín thực phẩm tốt hơn so với bếp gas trong thời gian nhanh hơn, qua đó tiết kiệm năng lượng hơn. Tuy nhiên, bếp gas có ưu điểm là dễ kiểm soát nhiệt độ và cung cấp nhiệt một cách nhanh chóng, tức thì chứ không cần phải đợi cuộn dây cảm nóng lên như bếp điện hay bếp từ.

Dùng bếp gas khi cần:

  • Tiện lợi
  • Đun nấu các món cần điều chỉnh nhiệt nhiều, thời gian dài
  • Đa dạng món ăn khác nhau
  • Giá điện không phải giá nhà dân
  • Ngân sách mua sắm trung bình

Bếp gas rẻ hơn bếp từ và bếp điện nhưng sự thật là chi phí lắp đặt và thay gas hàng tháng còn tốn kém hơn rất nhiều nếu sử dụng trong thời gian dài. Không những thế, bếp gas còn thải ra các khí độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em và người mắc bệnh đường hô hấp.

Như vậy có thể thấy bếp từ và bếp điện, bếp gas đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng nhìn chung, bếp điện và bếp từ ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng bởi mang lại nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là về tính an toàn cao, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Đọc thêm các chia sẻ khác của Hawonkoo:

Bài viết liên quan

Mẹo thiết kế nhà bếp màu xanh sang trọng và hiện đại


Nhà bếp màu xanh dịu nhẹ kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh, kết hợp các màu và phụ kiện,...

Xem thêm

Bí quyết tạo nên phòng bếp màu hồng tiện nghi, đẹp như mơ


Phòng bếp màu hồng ngọt ngào cần được kết hợp các màu sắc hài hòa, sử dụng đồ nội thất thông minh,...

Xem thêm

Sơn bếp màu gì đẹp và hợp phong thủy - Top 10 lựa chọn tốt nhất


Sơn bếp màu gì đẹp cần phụ thuộc vào các yếu tố về sở thích, hợp phong thủy, phong cách nhà bếp,...

Xem thêm