Bếp từ dương là gì và liệu có phải là lựa chọn phù hợp cho căn bếp nhà bạn? Nên mua bếp từ dương hay bếp từ âm sẽ tốt hơn? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Hawonkoo giải đáp chi tiết trong bài viết này. Cùng khám phá nha.
Bếp từ dương là gì, có nên mua không? Ưu, nhược điểm
Bếp từ dương là gì?
Bếp từ dương hay còn gọi là bếp từ nổi là loại bếp từ được đặt nổi trực tiếp trên mặt bếp hay bất kỳ mặt phẳng nào mà không cần khoét đá và đặt chìm bếp xuống như bếp từ âm. Bếp từ dương thường có giá rẻ hơn bếp âm, đa dạng mẫu mã và kiểu dáng phù hợp với nhiều không gian bếp.
Bản chất của bếp từ dương vẫn là bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Foucault để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Khi kết nối điện và khởi động, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng dẫn điện đặt dưới mặt kính và tạo ra dòng từ trường biến thiên với tần số cao trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên, nấu chín thức ăn như đối với cách đun nấu thông thường.
Bếp từ dương được chia làm 2 loại phổ biến dựa theo số lượng vùng nấu:
- Bếp từ dương đơn: Kích thước nhỏ gọn, phù hợp với những không gian bếp hạn chế. Giá thành rẻ, được sử dụng phổ biến trong gia đình 1 - 2 người, sinh viên hoặc dùng để ăn lẩu.
- Bếp từ dương đôi: Có 2 vùng nấu riêng biệt có thể nấu được nhiều món ăn cùng lúc, thường được dùng trong gia đình 4 - 5 người.
Bếp từ dương được đặt nổi trực tiếp trên mặt bếp mà không cần khoét đá và đặt chìm bếp xuống như bếp từ âm.
Đánh giá ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm
- Bếp từ dương có thể đặt trên mọi mặt phẳng và chỉ cần cắm điện là sử dụng được.
- Dễ dàng di chuyển và mang theo khi du lịch hoặc sử dụng cho các bữa lẩu hay picnic.
- Truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi, đạt hiệu suất lên tới 90%, giúp nấu chín thức ăn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và năng lượng.
- Không sinh ra khói và các khí độc hại như CO, CO2, bảo vệ sức khỏe người dùng.
- Sử dụng điện để hoạt động cũng giảm thiểu nguy cơ cháy nổ so với bếp gas.
- Mặt bếp không bị nóng lên khi nấu, có thể chạm tay vùng xung quanh mà không bị bỏng.
- Tích hợp nhiều tính năng an toàn như cảnh báo khi không có nồi, tự ngắt khi quá nhiệt, quá tải tải, hay khi nước tràn ra bếp.
- Thiết kế đơn giản, không có khe kẽ phức tạp như bếp từ âm nên dễ lau chùi và vệ sinh hơn.
- Thường có giá thành rẻ hơn bếp từ âm, khi bị hỏng hóc cũng dễ mang đi sửa hơn.
2. Nhược điểm
- Chỉ sử dụng được với những loại nồi chảo có đáy nhiễm từ.
- Thiết kế đặt nổi trên mặt bếp nên có thể tốn diện tích và không gọn gàng như khi lắp âm mặt bếp.
- Bếp từ dương thường có độ bền kém hơn so với bếp từ âm, do dễ bị va đập hoặc hỏng hóc trong quá trình di chuyển.
- Thường chỉ có 1 - 2 vùng nấu, không phù hợp với những gia đình đông người.
- Nguy cơ cháy nổ cao hơn bếp âm do ổ cắm và dây điện lộ ra ngoài, dễ rò rỉ điện nếu không lắp đặt đúng cách.
- Chiếm nhiều diện tích hơn bếp âm, không có tính thẩm mỹ cao như bếp âm.
Bếp từ dương có thể đặt trên mọi mặt phẳng và chỉ cần cắm điện là sử dụng được.
Nên mua bếp từ dương hay bếp từ âm? So sánh chi tiết
1. Điểm giống nhau
Cả hai loại bếp từ dương và bếp từ âm đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, chỉ làm nóng đáy nồi nhiễm từ chứ không làm nóng mặt bếp, truyền nhiệt trực tiếp giúp nấu nướng nhanh chín nên tiết kiệm điện năng hơn.
Đồng thời cả hai loại bếp này đều không sinh ra khói, không thải khí độc hại như CO, CO2, và thường được trang bị nhiều tính năng an toàn như tự ngắt khi quá nhiệt, cảnh báo khi không có nồi, tự ngắt khi nước tràn ra bếp.
2. Điểm khác nhau
Tiêu chí | Bếp từ dương | Bếp từ âm |
Thiết kế, lắp đặt | - Đặt nổi trên bàn bếp.
- Có thể di chuyển dễ dàng.
- Không cần khoét đá.
- Có thể dễ dàng tự lắp đặt tại nhà.
| - Thân bếp lắp âm chìm, chỉ lộ mặt bếp, tạo sự liền mạch.
- Cần thi công, khoét đá để lắp âm thân bếp.
Cố định vị trí lắp đặt, không thể di chuyển. |
Tính linh hoạt | - Có thể sử dụng ở bất kỳ vị trí nào gần nguồn điện.
- Dễ dàng di chuyển, mang đi du lịch, picnic.
| - Lắp đặt âm cố định vào bàn bếp nên khó di chuyển linh hoạt như bếp từ dương.
|
Số vùng nấu | - Từ 1 - 2 vùng nấu.
- Phù hợp với gia đình 2 - 4 người.
| - Đa dạng từ 1 - 4 vùng nấu.
- Phù hợp với gia đình 4 người trở lên.
|
Độ bền | - Thường có độ bền thấp hơn do dễ bị va đập khi di chuyển.
- Nếu thân bếp làm từ vật liệu kém sẽ dễ bị oxy hoá khi tiếp xúc ngoài môi trường.
| - Độ bền cao hơn, ít bị tác động từ môi trường ngoài.
- Thân bếp đặt âm dưới bàn bếp nên hạn chế được bụi bẩn và oxy hóa.
|
Tiếng ồn | Quạt gió trên thân bếp nằm trên mặt bàn nên có thể tạo tiếng ồn lớn. | Quạt gió đặt dưới bàn bếp nên giảm tiếng ồn. |
Vệ sinh | Nằm hoàn toàn trên mặt bàn, giúp dễ dàng lau chùi và làm sạch. | Khó vệ sinh các ngách nhỏ hoặc thân bếp. |
Bảo trì | Dễ bảo trì, sửa chữa do không lắp cố định. | Khó bảo trì, sửa chữa hơn do đã lắp âm, việc tháo dỡ phức tạp. |
Giá thành | Rẻ hơn | Đắt hơn |
3. Nên mua loại bếp nào?
Nhìn chung, cả bếp từ dương và bếp từ âm đều có những ưu và nhược điểm riêng. Quyết định lựa chọn loại bếp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích không gian bếp, khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng,...
Nên dùng bếp từ dương khi:
- Phù hợp với những căn hộ chung cư có diện tích bếp nhỏ, nhà trọ, hoặc khi bạn cần 1 chiếc bếp để mang theo khi đi cắm trại, du lịch.
- Muốn mua bếp với giá rẻ hơn do thiết kế đơn giản và không yêu cầu lắp đặt phức tạp.
- Không muốn khoét đá mặt bàn bếp do đang thuê nhà hoặc không muốn thay đổi thiết kế hiện tại của nhà bếp.
- Gia đình có ít người, sử dụng tối đa 2 vùng nấu đáp ứng đủ nhu cầu nấu nướng cho gia đình nhỏ.
Nên dùng bếp từ âm khi:
- Có không gian đủ rộng để lắp đặt bếp âm chìm dưới mặt bàn.
- Mong muốn tối ưu hóa không gian bếp và tạo cảm giác gọn gàng, sang trọng.
- Cần nhiều vùng nấu và muốn tăng tính thẩm mỹ cũng như độ bền cho không gian bếp.
- Gia đình đông người vì bếp từ âm có thể có đến 4 vùng nấu.
- Sẵn sàng đầu tư với kinh phí lớn hơn để sở hữu một thiết bị chất lượng cao, an toàn và thẩm mỹ.
Bếp từ Hawonkoo - Giải pháp lắp đặt linh hoạt cho mọi không gian
Hawonkoo là thương hiệu thời trang gia dụng Hàn Quốc với những bộ sưu tập đầy tính độc đáo & sáng tạo, tiên phong trong xu hướng Fashionitchen - kết hợp giữa thời trang “Fashion” và nhà bếp “Kitchen”.
Không chỉ gây ấn tượng mạnh với những thiết kế và kiểu dáng vô cùng thời trang Chuẩn gu Hàn Quốc", bếp từ Hawonkoo còn chinh phục người dùng với những công nghệ tiên tiến và tính năng thông minh. Đặc biệt là thiết kế thông minh có thể lắp đặt âm hoặc để nổi linh hoạt phù hợp với mọi không gian bếp khác nhau.
- Mặt kính Ceramic sáng bóng, điểm xuyết những dải màu đa sắc đầu tiên trên thế giới, không chỉ bền bỉ, chịu lực, chịu nhiệt tốt mà còn ô điểm cho không gian bếp hiện đại.
- Thân bếp được in dòng chữ màu sắc độc đáo, tạo điểm nhấn nổi bật khi lắp đặt dương.
- Khung bếp được làm từ hợp kim thép dập nguyên khối, phủ sơn tĩnh điện chống oxy hóa, đảm bảo an toàn và độ bền cao khi lắp đặt dương.
- 2 vùng nấu, công suất lên đến 4000W mạnh mẽ phù hợp với gia đình 2 - 4 người, nấu đa dạng món ăn.
- Công nghệ Inverter tiết kiệm điện năng, tính năng Super Power đẩy công suất lên tối đa giúp tiết kiệm thời gian nấu.
- Hệ thống 2 quạt tản nhiệt độc lập và khe thông gió trên khung giúp làm mát nhanh chóng, giảm tiếng ồn.
- Thiết kế thông minh dễ dàng vệ sinh mọi ngóc ngách và tháo lắp khi cần sửa chữa.
Bếp từ Hawonkoo thiết kế thông minh có thể lắp đặt âm hoặc để nổi linh hoạt phù hợp với mọi không gian bếp.
Tham khảo bếp từ Hawonkoo tại https://hawonkoo.vn/bep-doi-2-tu
Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng bếp từ nổi
Không giống như bếp từ âm, khi lắp đặt cần có kỹ thuật viên chuyên nghiệp đến thi công và khoét đá, bếp từ dương có thể dễ dàng lắp đặt tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi lắp đặt và sử dụng, bạn cần làm theo hướng dẫn sau đây.
1. Cách lắp đặt
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Bếp từ dương
- Ổ cắm điện
- Dây điện
- Aptomat
- Kìm
- Tua vít
- Thước đo
- Bút chì
- Bọt nước
Bước 2: Chọn vị trí lắp đặt
Vị trí lắp đặt bếp từ dương cần đảm bảo:
- Bề mặt bằng phẳng, chịu lực tốt, kích thước phù hợp với bếp.
- Không đặt thiết bị gần nơi có lửa, khu vực ẩm ướt.
- Không đặt trên thảm trải sàn, khăn trải bàn hoặc các chất liệu chịu nhiệt kém khác.
- Gần ổ cắm với nguồn điện ổn định.
Bước 3: Kết nối nguồn điện
- Kiểm tra điện áp tiêu chuẩn của bếp, thường là 220V phù hợp với nguồn điện tại Việt Nam.
- Nếu bếp từ sử dụng điện áp 110V, cần sử dụng bộ biến áp để hạ từ 220V xuống 110V.
- Sử dụng một ổ điện riêng biệt cho bếp từ với tiết diện dây ít nhất là 2.5mm.
- Lắp thêm Aptomat trung gian loại 16A hoặc 32A, cùng với bộ phích cắm và ổ cắm phù hợp.
Bước 4: Bật bếp kiểm tra
- Cắm điện vào ổ cắm và thử bật bếp để kiểm tra hoạt động của bếp.
- Nếu gặp bất cứ trường hợp gì thì hãy liên hệ với kỹ thuật viên để được hỗ trợ.
2. Cách sử dụng
Bếp từ có cách dùng rất đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng thế nào cho hiệu quả, an toàn, chống cháy nổ và tiết kiệm điện. Vậy hãy để Hawonkoo hướng dẫn bạn cách sử dụng hiệu quả nhất nhé.
Trước khi sử dụng:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bếp từ trước khi sử dụng.
- Đối với bếp từ âm, hãy đảm bảo bếp được lắp đặt đúng cách bởi một thợ điện có chuyên môn.
- Chọn nồi có đáy phẳng, chất liệu dẫn từ tốt như đáy từ, nox, thép, gang đúc, đường kính lớn hơn vòng từ khoảng 2cm lên mặt bếp.
- Đặt nồi đúng vị trí của mâm từ được ký hiệu bằng một vòng tròn trắng trên mặt bếp.
Khi sử dụng:
- Bật bếp từ bằng nút nguồn.
- Chọn vùng nấu và mức công suất mong muốn.
- Điều chỉnh nhiệt độ bằng nút +/-.
- Sử dụng chức năng hẹn giờ nếu cần thiết.
- Tắt bếp từ sau khi nấu xong.
- Để bếp nguội tự nhiên trong khoảng 30 phút rồi mới rút nguồn điện.
Một vài lưu ý khác:
- Không dùng tay ướt để cắm dây nguồn, không dùng chung ổ cắm với các thiết bị khác.
- Không bật bếp đun khi trong nồi không có thực phẩm hoặc chất lỏng.
- Không dùng giấy bạc hoặc hộp nhựa vì sẽ bị chảy và dính vào bề mặt kính.
- Không kéo nồi chảo trên bề mặt kính, luôn nhấc chảo lên khi muốn lấy để tránh làm trầy xước.
- Không đặt vật nóng lên bảng điều khiển hoặc bất kỳ vùng không sinh nhiệt nào của bếp.
- Đảm bảo mặt bếp và đáy dụng cụ nấu luôn sạch sẽ trước khi nấu, tránh việc các vết bẩn bám trên mặt bếp và gây đổi màu cho mặt bếp.
- Không để bếp hoạt động ở mức công suất cao quá lâu vì dễ khiến bếp bị quá tải nếu bếp từ không có chế độ tự ngắt khi quá nhiệt.
- Vệ sinh bếp sau mỗi lần sử dụng, không để dầu mỡ cháy khét bám trên mặt kính.
Trên đây là những thông tin về bếp từ dương cùng hướng dẫn cách lắp đặt và sử dụng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được thông tin và chọn lựa được sản phẩm phù hợp. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.