Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào?

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào là câu hỏi mà rất nhiều khách hàng thắc mắc khi mua thiết bị nhà bếp hiện đại này. Vậy hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu có nên lắp aptomat cho bếp từ không và cách lựa chọn được loại dây điện tốt nhất cho bếp nhé.

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào?

Aptomat là gì?

Aptomat hay còn gọi là cầu dao tự động (viết tắt là CB - Circuit Breaker), là một thiết bị điện thông minh có nhiệm vụ bảo vệ mạch điện trong nhà bạn. Khi xảy ra sự cố như ngắn mạch, quá tải, ngắn mạch, sụt áp, truyền công suất ngược hoặc rò rỉ điện, aptomat sẽ nhanh chóng ngắt mạch để bảo vệ các thiết bị điện trong nhà và đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.

Aptomat thường được lắp đặt trong gia đình để bảo vệ cho các thiết bị điện có công suất lớn như bếp từ, bếp điện, điều hòa, tủ lạnh, bình nóng lạnh,...

Aptomat là một thiết bị điện thông minh có nhiệm vụ bảo vệ mạch điện các thiết bị trong nhà

Aptomat là một thiết bị điện thông minh có nhiệm vụ bảo vệ mạch điện các thiết bị trong nhà.

Có cần lắp aptomat cho bếp từ không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Thông thường bếp từ có nhiều vùng nấu và chức năng thì tổng công suất hoạt động sẽ càng cao. Nếu hệ thống điện trong nhà có tiết diện nhỏ không chịu được tải điện, bếp từ sẽ hoạt động kém hiệu quả, thậm chí gây quá tải, chập cháy. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu suất tối ưu thì cần kết nối bếp từ trực tiếp với nguồn điện tổng và bật/tắt thông qua aptomat thay vì sử dụng ổ cắm thông thường.

Ngoài ra, việc lắp aptomat cho bếp từ là vô cùng cần thiết bởi những lý do sau:

  • Khi sử dụng bếp từ, dòng điện sẽ truyền qua dây dẫn và cầu dao để cung cấp năng lượng. Nếu không có mạch điện chuyên dụng thì dây điện có thể bị quá tải, nóng lên làm lớp cách nhiệt nóng chảy và nguy cơ cháy nổ.
  • Bếp từ thường hoạt động với công suất cao từ 3000W - 4000W hoặc hơn nên cần lắp 1 aptomat riêng cho bếp từ để đảm bảo hoạt động ổn định, tránh các sự cố như chập điện, rò rỉ điện và bảo vệ an toàn cho hệ thống điện trong nhà.
  • Aptomat hoạt động như một công tắc điện để người dùng dễ dàng bật/tắt khi cần sửa chữa, thay thế mạch điện, bảo trì bếp từ mà không cần phải ngắt nguồn điện tổng của gia đình.
  • Việc lắp đặt aptomat không chỉ bảo vệ an toàn mà còn giúp hạn chế hư hỏng thiết bị, từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo trì.

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu là phù hợp

Tất cả các loại aptomat đều có đơn vị đo là ampe (A). Để dễ dàng so sánh và lựa chọn kích thước aptomat phù hợp, bạn có thể tính toán cường độ dòng điện của bếp từ dựa trên công thức:

I = U/P

Trong đó:

  • P: Công suất tiêu thụ của bếp từ (đơn vị W)
  • U: Hiệu điện thế (đơn vị V)
  • I: Cường độ dòng điện (đơn vị A)

Ví dụ: Bếp từ có công suất (P) 4000W, hiệu điện thế (U) 220V thì cường độ dòng điện sẽ là:

I = 4000/220 = 18,18A

Thông thường sẽ lắp đặt aptomat có cường độ cao hơn khoảng 30% so với cường độ dòng điện tính. Như vậy, aptomat phù hợp sẽ có cường độ là:

I + (I x 30%) = 13,6A

Bảng dưới đây là một số gợi ý về aptomat theo từng loại bếp từ mà bạn có thể tham khảo. 

Công suất tổng bếp từ

AptomatĐường dây điện
2000W - 3600W20A2x2,5 - 2x3 (mm)
3600W - 5000W30A2x4 (mm)
5000W trở lên30A - 60A2x4 - 2x10 (mm)

Lưu ý:

  • Để đảm bảo aptomat có thể hoạt động hiệu quả và không bị ngắt liên tục do có cường độ dòng điện thấp hơn bếp từ tốt nhất là chọn aptomat theo thông tin hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Có thể chọn mua aptomat chống giật (RCCB) sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị điện giật khi sử dụng bếp từ.

Bếp từ dùng dây điện loại nào, mấy chấm?

Để đảm bảo bếp từ hoạt động hiệu quả và bền bỉ, việc chọn dây điện với công suất, tiết diện, lõi dây,... phù hợp là rất quan trọng. Sử dụng sai loại dây điện có thể gây nguy hiểm như chập điện, hỏa hoạn hoặc hư hỏng bếp. Hawonkoo xin mách bạn những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn dây điện cho bếp từ.

1. Tiết diện dây điện (loại mấy chấm)

Tiết diện của lõi dây điện càng lớn thì khả năng chịu tải càng cao. Nếu tiết diện dây quá nhỏ so với công suất của bếp từ, dây có thể quá tải, dẫn đến chập cháy và hư hỏng thiết bị, thậm chí gây nguy hiểm cho hệ thống điện trong gia đình.

Do đó, bạn có thể tra cứu công suất chịu tải của dây theo hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để chọn dây có tiết diện phù hợp. Bảng dưới đây là một số loại tiết diện dây điện và công suất chịu tải tương ứng:

Tiết diện lõi dây điệnCông suất chịu tải
6 mm²≤ 9600W
5.5 mm²≤ 8800W
4.5 mm²≤ 6200W
4 mm²≤ 5700W
3.5 mm²≤ 4400W
3 mm²≤ 3300W
2.5 mm²≤ 2400W
2 mm²≤ 2100W
1.5 mm²≤ 1700W

2. Công suất chịu tải

Dây điện cho bếp từ cần có công suất chịu tải lớn hơn ít nhất 20% so với tổng công suất lớn nhất của bếp từ để tránh dây điện không bị nóng chảy và cháy nổ. Đặc biệt, với các bếp từ có tính năng Booster (nấu nhanh) thì công suất lớn nhất sẽ cao hơn nhiều so với công suất thông thường.

Ví dụ: Bếp từ đôi có tổng công suất là 4000W, khi dùng chức năng Booster sẽ đạt công suất cực đại là 4400W. Vậy thì cần chọn dây có công suất chịu tải tối thiểu là:

4400W + (4400W x 20%) = 52800W

3. Tương thích với mức điện áp gia đình

Nguồn điện ở Việt Nam là dòng điện xoay chiều 1 pha, điện áp 220V và tần số 50Hz. Vì vậy, khi lựa chọn dây điện cho bếp từ, bạn cần đảm bảo dây điện có khả năng chịu được mức điện áp này để truyền tải và xử lý mức điện áp một cách an toàn và hiệu quả.

4. Vỏ dây điện dày, chống thấm nước

Bếp từ thường được lắp đặt trong nhà bếp là môi trường ẩm ướt nên cần chọn dây điện có vỏ bọc dày, chất liệu PVC bền chắc và khả năng chống thấm nước tốt. Đồng thời giúp bảo vệ dây điện khỏi bị chuột, côn trùng cắn đứt gây nguy cơ giật điện, chập cháy.

5. Dây nguồn có nhiều lõi riêng

Dây nguồn có nhiều lõi riêng sẽ có khả năng chịu tải tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ quá tải và đảm bảo hoạt động ổn định của bếp từ. Bên cạnh đó, cấu tạo nhiều lõi cũng giúp cho việc đấu nối và sửa chữa trở nên dễ dàng hơn.

Dây điện nhiều lõi rất dễ nhận biết. Bạn chỉ cần hỏi người bán hoặc tuổi vỏ dây ra kiểm tra phần lõi bên trong nếu có từ 2 sợi dây lõi nhỏ trở lên xoắn lại với nhau thì đó chính là dây điện nhiều lõi.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không tự ý chia pha, chia lõi dây điện vì có thể gây mất cân đối hệ thống điện và gây nguy cơ chập, cháy nổ rất nguy hiểm.
  • Dây nguồn bếp từ thường sẽ có 3 - 5 lõi với các màu sắc khác nhau tương ứng với các pha và dây mát để giúp đấu nối chính xác.
  • Lõi dây màu xanh, trắng, nâu, đen thường được nối với dây L và N của aptomat.
  • Lõi dây màu vàng, vàng sọc xanh sẽ nối với đầu dây mát.

Cách lắp dây điện aptomat và bếp từ

Cách lắp dây điện aptomat và bếp từ.

6. Thiết kế dây phù hợp

Việc lựa chọn loại dây nào sẽ phụ thuộc vào yêu cầu về thẩm mỹ và điều kiện lắp đặt cụ thể.

  • Lắp đặt dây điện nổi: Các loại dây mềm oval như CVVm, VCmo, dây mềm tròn CVVm, VCmt, dây mềm dẹt VCmd, dây đơn mềm Vcmx hoặc dây đôi mềm xoắn (VCm đều có thể sử dụng. 
  • Lắp đặt dây điện âm: Có thể sử dụng dây CVVm, dây VCmo hoặc dây VCmt.

Lưu ý khi đặt aptomat cho bếp từ

Lắp đặt aptomat đúng loại và đúng cách không chỉ giúp bếp từ hoạt động hiệu quả mà còn bảo vệ an toàn cho người dùng và gia đình. Theo đó, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn aptomat và dây dẫn với tiết diện đủ lớn để đảm bảo truyền tải dòng điện một cách an toàn.
  • Chọn ổ cắm với hiệu điện thế phù hợp, làm từ chất liệu cách nhiệt, cách điện, chống cháy.
  • Ngắt cầu dao tổng trước khi lắp đặt aptomat.
  • Lắp aptomat gần bếp từ, ở vị trí dễ quan sát, dễ thao tác để tiện cho việc kiểm tra và đóng ngắt.
  • Tránh lắp đặt aptomat ở những nơi ẩm ướt, dễ bắt lửa hoặc có nhiều bụi bẩn.
  • Kiểm tra aptomat định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định và kịp thời phát hiện các hư hỏng.
  • Không tự ý thay đổi hoặc sửa chữa hệ thống điện của bếp từ.
  • Nếu bếp từ đang được kết nối trực tiếp với nguồn cung cấp điện chính thì cần lắp bộ phận ngắn mạch với khoảng cách tối thiểu là 3mm giữa các tiếp điểm. 
  • Đảm bảo lắp đặt các kết nối điện chính xác và tuân thủ an toàn về điện, không để dây điện bị nắn hoặc uốn cong.
  • Sau khi kết nối bếp từ với nguồn điện, thử bật bếp ở mức công suất cao nhất mỗi vùng nấu để kiểm tra xem đã hoạt động chưa. 
  • Khi đấu điện cho bếp từ, cần lắp thêm bộ phận chống giật để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
  • Nếu bạn không chắc chắn về việc lựa chọn và lắp đặt aptomat, hãy tham khảo ý kiến của các kỹ sư điện hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã đã biết bếp từ dùng aptomat bao nhiêu và dùng dây điện loại nào. Theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Bài viết liên quan

Bếp từ dùng aptomat bao nhiêu, dây điện loại nào?


Bếp từ thường dùng aptomat từ 20A - 60A tùy theo công suất tiêu thụ và hiệu điện thế của loại bếp từ sử dụng.

Xem thêm

Bếp từ có chiên xào được không? Hướng dẫn chi tiết


Bếp từ có thể chiên xào, rán thực phẩm một cách hiệu quả được. Tuy nhiên cần nắm được cách thức chọn lựa bếp từ, nồi và cân chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Xem thêm

Bếp từ có tính phong thủy không? Cách đặt bếp hợp mệnh


Bếp từ có tính phong thủy, được coi là nơi giữ lửa trong ngôi nhà. Cách bố trí bếp từ sao cho hợp mệnh gia chủ, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.

Xem thêm