Bếp từ bị yếu, lâu nóng - Nguyên nhân và cách xử lý

Bếp từ yếu, lâu nóng, đun lâu sôi không phải là hiện tượng hiếm gặp, gây gián đoạn cho quá trình nấu nướng. Nguyên nhân chủ yếu là do người dùng sử dụng chưa đúng cách hoặc do bếp bị hỏng hóc linh kiện. Hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả, kèm theo đó là một số lưu ý để sử dụng bếp từ an toàn và bền lâu nhé.

Nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp từ là thiết bị đun nấu sử dụng điện năng, hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ (Induction heating) và dòng điện Foucault. Bếp có một cuộn dây đồng dẫn điện dưới một tấm vật liệu cách điện, cách nhiệt thường là thủy tinh. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ngay tức thời từ trường trong khoảng cách vài milimet trên bề mặt bếp. Đáy nồi bằng kim loại (sắt nhiễm từ) nằm trong từ trường này sẽ sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên, nấu chín thức ăn nhanh gấp 3 – 4 lần bếp thường.

Nồi sử dụng phải được làm bằng hoặc chứa kim loại dẫn từ thì bếp mới hoạt động hiệu quả và tạo ra nhiệt trong nồi. Nếu nồi không đúng tiêu chuẩn, mỏng và không đủ điện trở thì bếp sẽ không hoạt động hoặc hiệu suất làm nóng sẽ rất thấp.

Nguyên nhân và cách xử lý bếp từ bị yếu, lâu nóng

Không ít người gặp phải sự cố bếp từ bị yếu, lâu nóng mặc dù đã bật bếp hết công suất, bếp không báo lỗi, bảng điều khiển vẫn sáng, quạt làm mát vẫn chạy. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

1. Điện áp không ổn định

Nếu điện áp quá thấp hoặc không ổn định, bếp sẽ lâu nóng và không cung cấp đủ nhiệt để nấu chín thức ăn. Đặc biệt là trong giờ cao điểm, nhiều thiết bị điện được sử dụng cùng lúc khiến nguồn điện bị quá tải, dẫn đến điện áp giảm, ảnh hưởng đến hoạt động của bếp từ.

Cách xử lý:

  • Rút bớt các thiết bị điện không cần thiết trong nhà để giảm tải hiện tượng quá tải điện, đợi vài phút rồi bật bếp lên và sử dụng như bình thường.
  • Đảm bảo nguồn điện trong nhà ổn định và đủ mạnh để bếp từ hoạt động hiệu quả.
  • Có thể sử dụng ổn áp để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho bếp luôn ổn định.

2. Nồi không phù hợp

Một nguyên nhân mà có vẻ nhiều người hay mắc phải là sử dụng dụng cụ nấu không phù hợp với bếp từ mới dẫn đến tình trạng bếp từ lâu nóng:

  • Kích thước nồi không vừa vùng nấu sẽ khiến nhiệt lượng bị phân tán, làm giảm hiệu quả truyền nhiệt dẫn đến tình trạng lâu nóng và hao phí điện năng.
  • Khi nồi quá cũ, đáy nồi bị cong vênh hoặc trầy xước, diện tích tiếp xúc giữa nồi và mặt bếp sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến hiệu quả truyền nhiệt.
  • Sử dụng nồi có đáy không nhiễm từ khiến bếp sẽ không thể nhận diện và truyền nhiệt đến nồi.

Cách xử lý:

  • Sử dụng nồi có kích thước phù hợp với vùng nấu.
  • Đảm bảo nồi chảo có đáy phẳng, không bị cong vênh, trầy xước.
  • Dùng nồi chảo có đáy làm từ chất liệu nhiễm từ như gang, inox,...
  • Đặt nồi chính xác vào giữa vùng nấu.
  • Vệ sinh mặt bếp sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo hiệu quả truyền nhiệt.

Nếu bộ nồi nhà bạn quá cũ hoặc không tương thích với bếp từ thì có thể tham khảo bộ nồi Hawonkoo CWH-070 với kiểu dáng sang trọng, thời thượng được thiết kế từ các chất liệu cao cấp, an toàn cho sức khỏe như:

  • Đáy nồi 3 lớp bao gồm: 1 lớp nhôm lòng nồi, 1 lớp nhôm đặc biệt tăng độ hấp thụ nhiệt, 1 lớp inox 403 bắt từ nên nồi sử dụng được trên cả bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp điện, bếp gas.…
  • Thân nồi làm bằng hợp kim nhôm dày 2,5mm, bên ngoài được sơn phủ tĩnh điện có khả năng chịu nhiệt, hạn chế tối đa trầy xước.
  • Lòng nồi phủ lớp chống dính Whitford - Xylan chịu nhiệt, chống ăn mòn, kháng hóa chất, đặc biệt an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

3. Hư hỏng linh kiện bên trong

Sau một thời gian sử dụng, một số bộ phận bên trong bếp có thể bị hỏng hóc, ảnh hưởng đến hiệu quả truyền nhiệt, khiến bếp từ lâu nóng hơn bình thường.

  • Tụ điện lọc nguồn 5uF bị yếu hoặc hỏng: Khả năng điện dung giảm, năng lượng điện cấp cho bếp rất thấp khiến bếp từ lâu nóng, thậm chí có thể không đủ nhiệt để nấu chín thức ăn.
  • Chết sò công suất IGBT: Khi bị chết ở dạng đứt mạch (đứt CE), bếp từ vẫn sẽ sáng, quạt làm mát vẫn hoạt động nhưng không thể tạo ra nhiệt để làm nóng nồi nấu.

Cách xử lý:

Nếu tụ điện lọc nguồn 5uF, sò công suất hoặc các bộ phận bên trong bếp bị hỏng thì cần thay thế bằng linh kiện mới. Việc sửa chữa lỗi này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nên hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

4. Do môi trường

Khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí cao cũng ảnh hưởng tới khả năng làm nóng của bếp từ. Do đó, cần lưu ý đặt bếp từ nơi thoáng mát và khô ráo, tránh những nơi có độ ẩm quá cao, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

Lưu ý khi sử dụng bếp từ

Sử dụng bếp từ đúng cách không chỉ giúp hạn chế tình trạng bếp chạy yếu mà còn đảm bảo quá trình nấu ăn hiệu quả và an toàn hơn. Vì vậy, bạn hãy chú ý một số điều sau:

  • Kiểm tra bếp thường xuyên để kịp thời phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn và khắc phục sự cố.
  • Đặt nồi chính giữa vùng nấu để bếp truyền nhiệt tốt hơn, giúp tiết kiệm điện năng và thời gian nấu.
  • Sử dụng nguồn điện ổn định, đúng mức điện áp.
  • Chọn dây điện, phích cắm có phù hợp với bếp.
  • Đặt bếp ở nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, gần lửa hoặc kim loại.
  • Sử dụng nồi chảo có chất liệu phù hợp với bếp từ như inox, gang,...
  • Không để nồi không trên bếp đang hoạt động.
  • Không đặt đặt các vật dụng khác lên mặt bếp.
  • Đợi bếp nguội hẳn rồi dùng khăn lau sạch vết bẩn, thức ăn và dầu mỡ tích tụ.
  • Không vệ sinh bếp dưới vòi nước trực tiếp hoặc nhúng sản phẩm vào nước.
  • Không được dùng hóa chất mạnh để vệ sinh mặt bếp.
  • Nếu phát hiện bếp bị nứt vỡ thì cần ngưng sử dụng và đem đi sửa chữa ở các cửa hàng uy tín.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ tìm ra nguyên nhân bếp từ yếu, lâu sôi và biết cách khắc phục hiệu quả. Đừng quên theo dõi Hawonkoo để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nha.

Bài viết liên quan

Cách làm ruốc chà bông bằng máy xay thịt


Làm ruốc bằng máy xay thịt vừa giúp sợi ruốc bông tơi lại còn giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức hơn nhiều so với cách làm truyền thống.

Xem thêm

Cách làm bánh trôi tàu núng nính siêu đơn giản


Chỉ với vài nguyên liệu và bước làm đơn giản là đã có những viên bánh trôi núng nính, bồng bềnh trong lớp nước đường nâu ngọt dịu, xen lẫn chút cay cay của gừng thơm ngon khó cưỡng.

Xem thêm

Máy xay thịt cho bé ăn dặm - Nên mua loại nào?


Máy xay thịt cho bé ăn dặm ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong gian bếp của các gia đình có con nhỏ. Nhờ khả năng nghiền nát thịt nhanh chóng và hiệu quả, máy xay giúp bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong thức ăn.

Xem thêm